GS Trần Văn Nhung (trái), Tổng thư ký Hội đồng chức danh GS nhà nước trao quyết định công nhận cho một tân GS tại Học viện Nông nghiệp VN. ẢNH: QUÝ HIÊN |
Sau khi Bộ GD-ĐT kết thúc kiểm tra, rà soát việc xét giáo sư (GS), phó giáo sư (PGS) đợt xét năm 2017, nhiều trường đại học, học viện trên địa bàn Hà Nội đã tổ chức lễ công bố quyết định đạt tiêu chuẩn chức danh GS, PGS nhà nước cho những ứng viên vừa được công nhận đạt các tiêu chuẩn này của đơn vị mình, đồng thời quyết định bổ nhiệm chức danh GS, PGS cho các ứng viên này.
Hình thức tổ chức sự kiện này của các trường phong phú, đa dạng. Có trường như Trường ĐH Lâm nghiệp thì “tích hợp” nhiều sự kiện trong một buổi hoạt động, trong đó có các hoạt động trao quyết định và bổ nhiệm GS, PGS. Học viện Nông nghiệp VN tổ chức một buổi lễ riêng, trong đó trình diễn slide giới thiệu thành tích khoa học của từng nhà giáo trong tổng số 36 tân GS, PGS của học viện...
Lãnh đạo nhiều trường cho biết, dù công nhận và bổ nhiệm GS, PGS là hai khâu tách bạch nhưng trên thực tế, do lực lượng PGS, GS của các trường đều còn mỏng so với nhu cầu về đội ngũ nên hầu hết những nhà giáo được Hội đồng chức danh GS nhà nước công nhận thì đều được trường bổ nhiệm.
GS Bùi Văn Ga, Phó chủ tịch Hội đồng chức danh GS nhà nước, cho biết năm nay hội đồng không tổ chức lễ công bố quyết định ứng viên đạt tiêu chuẩn chức danh GS, PGS nhà nước như mọi năm mà ủy quyền cho đơn vị có ứng viên vừa được công nhận thực hiện khâu này.
Theo GS Ga, việc đưa về các trường giúp hoạt động trao quyết định công nhận và bổ nhiệm GS, PGS thực sự có ý nghĩa với từng cá nhân nhà giáo mới được bổ nhiệm cũng như đơn vị đào tạo. Làm như thế, các tân GS, PGS vừa cảm nhận được sự vinh danh, vừa tự thấy có trách nhiệm với nhiệm vụ mới trong môi trường đào tạo, nghiên cứu cụ thể chứ không chỉ thấy vinh dự, tự hào chung chung như trước đây.
Vì sao Bộ trưởng Tiến xin rút khỏi danh sách phong GS?
Bộ trưởng Tiến đã có đơn xin rút khỏi danh sách phong hàm giáo sư vì hiện bà đã có chức danh giáo sư thỉnh ... |