Không trả 'lương tháng thứ 13' có phạm luật không?

Khi NSDLD không thực hiện đúng nghĩa vụ như đã cam kết trong hợp đồng thì người lao động hoàn toàn có thể gửi đơn tới TAND cấp huyện nơi đặt trụ sở Cty để giải quyết

Hỏi: Người sử dụng lao động có bắt buộc phải trả "lương tháng 13" cho người lao động hay dựa vào đâu để được hưởng quyền lợi đó?

Trả lời:

"Lương tháng 13" là một cách gọi khác về tiền thưởng cuối năm mà người sử dụng lao động dành cho người lao động vào dịp kết thúc một năm làm việc. Dưới góc độ pháp luật, "tiền thưởng" được quy định tại khoản 1, Điều 103, Bộ luật Lao động 2012 như sau:

Điều 103. Tiền thưởng

1. Tiền thưởng là khoản tiền mà người sử dụng lao động thưởng cho người lao động căn cứ vào kết quả sản xuất kinh doanh hằng năm và mức độ hoàn thành công việc của người lao động.

Như vậy, theo quy định trên pháp luật hiện hành, có quy định về nội dung "tiền thưởng" đã phần nào cho thấy tinh thần khuyến khích của Nhà nước cho việc người sử dụng lao động có các chế độ đãi ngộ cho người lao động vào dịp lễ, tết cuối năm (có thể là cuối năm âm lịch hoặc dương lịch).

khong tra luong thang thu 13 co pham luat khong
"Lương tháng 13" là một cách gọi khác về "tiền thưởng" cuối năm.

Tuy nhiên, quy định trên cũng không phải là điều bắt buộc cho người sử dụng lao động phải thực hiện việc trả "lương tháng 13" cho người lao động mà họ hoàn toàn có quyền chủ động, tự nguyện trả thưởng cho người lao động khi hoạt động sản xuất, kinh doanh đạt kết quả tốt.

Nhưng khi ký kết hợp đồng lao động giữa người sử dụng lao động và người lao động có ghi rõ nội dung về việc trả lương tháng 13 hay thưởng tết thì người lao động sẽ được hưởng những khoản này. Bởi căn cứ theo Điều 15, Bộ Luật lao động 2012 quy định:

Điều 15. Hợp đồng lao động

Hợp đồng lao động là sự thoả thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm có trả lương, điều kiện làm việc, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động.

Vậy, khi người sử dụng lao động không thực hiện đúng nghĩa vụ như đã cam kết trong hợp đồng thì người lao động hoàn toàn có thể gửi đơn tới Tòa án nhân dân cấp huyện nơi đặt trụ sở chính của công ty để được giải quyết. Hoặc yêu cầu tổ chức Công đoàn có nghĩa vụ đại diện cho người lao động yêu cầu người sử dụng lao động thực hiện đúng cam kết của hai bên.

chọn
Hà Nam: Hai doanh nghiệp bắt tay làm khu công nghiệp 2.600 tỷ trên đường nối Vành đai 4 - Vành đai 5
KCN Thanh Bình II giai đoạn 1 có tổng vốn gần 2.700 tỷ, chủ đầu tư là Công ty TNHH Đầu tư Phát triển Hạ tầng Khu công nghiệp Thanh Bình. Đây là doanh nghiệp được góp vốn bởi GMG Việt Nam và Việt Phát.