Khu vực nào của Hà Nội có nhiều chung cư cũ cần cải tạo nhất?

Tính đến hết năm 2020, Hà Nội có hơn 1.500 nhà chung cư cũ. Trong đó, quận Ba Đình có 211 nhà, quận Hoàn Kiếm có 99 nhà, quận Đống Đa có 415 nhà, quận Hai Bà Trưng có 244 nhà.
Khu vực nào của Hà Nội có nhiều chung cư cũ cần cải tạo nhất? - Ảnh 1.

Hà Nội mới cải tạo được 1,2% trong tổng số 1.579 nhà chung cư cũ. (Ảnh tư liệu: Hoàng Huy).

Theo Cổng thông tin điện tử TP Hà Nội, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) thành phố vừa có buổi làm việc về Dự thảo đề án cải tạo, xây dựng lại chung cư cũ trên địa bàn Thủ đô.

Tính đến năm 2020, Hà Nội có khoảng 1.579 nhà chung cư cũ, tập trung chủ yếu ở các quận nội thành và nội đô lịch sử theo mô hình tiểu khu nhà ở. 

Trong đó, có 1.273 nhà thuộc 76 khu chung cư và khoảng 306 chung cư đơn lẻ độc lập, chủ yếu được xây dựng trong giai đoạn 1960 - 1994. Ngoài ra có một số ít công trình xây dựng trước năm 1954. 

Đến nay, qua nhiều thập kỷ, hầu hết chung cư cũ đều hết niên hạn sử dụng. Trong đó, quận Ba Đình có 211 nhà, quận Hoàn Kiếm có 99 nhà, quận Đống Đa có 415 nhà, quận Hai Bà Trưng có 244 nhà. 

Hiện tại, đa phần các chung cư cũ này đã được bán cho các hộ gia đình theo Nghị định 61.

Theo ông Đào Ngọc Nghiêm, nguyên Giám đốc Sở Quy hoạch Kiến trúc Hà Nội, số lượng chung cư cũ ở Thủ đô chiếm 60% nhà chung cư trên cả nước, song mới chỉ cải tạo được 1,2%. 

Khoảng 30 năm nay, Hà Nội đã đặt vấn đề cải tạo chung cư cũ với rất nhiều cuộc họp, nhiều giải pháp cấp thiết được đưa ra nhưng số dự án được cải tạo còn rất ít.

Ông Nghiêm cho rằng, việc cải tạo chung cư cũ hay xây mới ngoài thực hiện theo sát Luật Đất đai, cần áp dụng triệt để Luật Thủ đô. 

Bên cạnh đó, nên bổ sung kinh nghiệm của các nước như Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản... Những quốc gia có đề án xã hội hóa cải tạo chung cư cũ rất hay, được 100% nhân dân ủng hộ. 

Từ mô hình này, chúng ta có thể học hỏi cách làm, các bước thực hiện, cơ sở pháp lý cũng như tác động để nâng cao nhận thức người dân. Việc cải tạo lại chung cư cũ hay xây mới sẽ góp phần bảo tồn di sản, tạo ra bộ mặt mới xứng tầm giá trị Thủ đô.

Cũng tại buổi làm việc, có ý kiến cho rằng việc cải tạo chung cư cũ phải phát huy tối đa 3 chủ thể: Nhà nước, doanh nghiệp và Nhân dân. Nếu làm tốt 3 chủ thể này thì chúng ta sẽ đạt được mục tiêu. 

Tuy nhiên, thành phố cần phải kiến nghị để tính toán lại tỷ lệ % người đồng thuận; phải có giải pháp thuyết phục, xử lý người không chấp hành nếu không sẽ khó thực hiện.

Theo UBND TP Hà Nội, hiện nay thành phố đang tiếp tục công tác rà soát tại các quận, dự kiến bổ sung khoảng 200 - 300 công trình vào danh mục nhà chung cư cũ.

Các căn hộ chung cư cũ ở Hà Nội phần lớn có diện tích dưới 50 m2, quá tải số người, nhiều hộ dân tự ý sửa chữa, cơi nới; các công trình cũng không được duy tu bảo trì thường xuyên. 

chọn
D2D ước lãi thêm 800 tỷ từ dự án Lộc An
Năm 2024 - 2029, D2D sẽ thực hiện tiếp giai đoạn 2 khu dân cư Lộc An với tổng mức đầu tư gần 1.116 tỷ đồng. Tổng doanh thu dự kiến trong giai đoạn 2 là hơn 2.181 tỷ đồng, lợi nhuận dự kiến 795 tỷ đồng.