Kiến trúc sư châu Á sử dụng giải pháp xanh để làm mát các tòa nhà như thế nào?

Tại các thành phố ở Việt Nam và nhiều quốc gia cận nhiệt đới đang phát triển ở châu Á, điều hòa nhiệt độ là điều cần thiết trong việc làm mát các tòa nhà. Nhưng có một công ty kiến trúc đã thực hiện một phương pháp làm mát khác.

Có lẽ chỉ cần dành 5 phút ở TP HCM oi bức, nóng ẩm là bạn đã không thể chịu nổi mà chạy đến nơi trú ẩn gần nhất có điều hòa không khí.

Theo CNN, tại các thành phố ở Việt Nam, và nhiều quốc gia cận nhiệt đới đang phát triển trên khắp châu Á, như Indonesia và Philippines, điều hòa không khí đang ngày càng được coi là một điều không thể thiếu. 

Vietnam-Cambodia3

Ảnh minh họa. Nguồn: Vietnam Escorted Tours

Nhưng có một công ty kiến trúc đang chủ trương một phương pháp làm mát khác. 

T3 Architecture Asia là một công ty thiết kế có văn phòng ở Việt Nam và Pháp, chuyên về lĩnh vực "kiến trúc cảnh quan bền vững" (bioclimatic), mà theo họ điều này có thể làm cho việc sử dụng điều hòa không khí gây tốn năng lượng trở nên dư thừa. 

Bằng cách khai thác địa hình, khí hậu và thảm thực vật địa phương, cũng như khéo léo điều khiển hướng của tòa nhà, công ty có thể tạo ra một bầu không khí dễ chịu ở trong nhà. 

"Điều quan trọng đối với tất cả các thiết kế tòa nhà mới ở các thành phố là cần có các đặc điểm của kiến trúc cảnh quan bền vững", Myles McCarthy, giám đốc tại công ty Tư vấn và nghiên cứu Carbon Trust, trả lời trong cuộc phỏng vấn với CNN.

"Khi nhu cầu tại các thành phố châu Á cho các tòa nhà, cả trong nước và thương mại, tăng lên, và mật độ về nhu cầu sống cao hơn tiếp tục gia tăng trong các đô thị, điều quan trọng là phải đảm bảo sự tăng trưởng này không thúc đẩy việc tiêu thụ năng lượng và nước cao hơn".

Nghĩ khác, làm khác

Charles Gallavardin, giám đốc T3 Architecture Asia đã có bước đột phá đầu tiên với công trình có kiến trúc cảnh quan bền vững vào năm 2005. Hợp tác với World Bank, ông đã xây dựng một tòa nhà chung cư có giá cả phải chăng ở TP.HCM, nơi có 350 gia đình ở một khu dân cư nghèo khó, nơi mà việc chi trả cho hóa đơn điều hòa là một điều xa vời.

http%3A%2F%2Fcdn

Ảnh: T3 Architecture Asia

Oi-Vietnam-march2017_t3_Tan-Hoa-Lo-Gom_DSC6480_NT-e1488821334920

Dự án nhà ở cộng đồng của T3 Architecture Asia tại TP.HCM cung cấp các phòng thông gió tự nhiên và chống nắng để tiết kiệm năng lượng. Ảnh: oivietnam

Bạn không cần phải chi tiền cho điều hòa, ngay cả trong điều kiện khí hậu nóng như TP HCM, miễn là tòa nhà của bạn được thiết kế phù hợp.

Charles Gallavardin, giám đốc của T3 Architecture Asia

Hành lanh ngoài trời có mái che, mái nhà thông gió, cách nhiệt bằng sợi thủy tinh và sử dụng vật liệu tự nhiên là những yếu tố cung cấp ánh sáng tự nhiên và hệ thống thông gió cho công trình. 

"Chúng tôi cố tránh các mặt tiền bằng kính lớn quay về hướng đông hoặc tây, bởi vì điều đó sẽ khiến tòa nhà giống như một chiếc lò nướng trong khí hậu nhiệt đới", ông nói.

"Nếu bạn biết cách làm việc với luồng gió chính và có phương pháp chống nắng thông minh, bạn có thể thành công. Bạn thực sự có thể thiết kế các tòa nhà mà không cần điều hòa không khí ở một nơi nóng như Việt Nam".

Gallavardin giải thích rằng, một tòa nhà của T3 xây theo kiểu "kiến trúc cảnh quan bền vững" điển hình hiển nhiên sẽ mát hơn khoảng 5 độ C so với nhiệt độ bên ngoài, kèm theo hệ thống thông gió tự nhiên và những chiếc quạt trần sẽ làm nốt phần việc còn lại. 

Những công trình tiêu biểu

Kể từ dự án đầu tiên đó, Gallavardin đã xây dựng một số khách sạn sang trọng có lối "kiến trúc cảnh quan bền vững" ở Campuchia và Myanmar, một nhà hàng ở TP.HCM và thậm chí là chính Văn phòng Xanh của riêng anh cho nhóm T3. 

http%3A%2F%2Fcdn

Nhóm T3 đã thiết kế tòa nhà Văn phòng Xanh của riêng mình tại trung tâm TP.HCM bằng cách sử dụng các nguyên tắc "bioclimatic". Công ty kiến trúc đã sử dụng đồ đạc bằng gỗ, mái nhà làm bằng lá cọ, mái hiên nhô ra để bảo vệ khỏi ánh mặt trời gay gắt của thành phố và một ao nhỏ yên tĩnh làm trung tâm. (Ảnh: T3 Architecture Asia).

Các kiến trúc sư khác cũng đang thử nghiệm phong cách xây dựng này.

Tại Indonesia, Nhà trọ Bioclimatic và Biophilic của kiến trúc sư Andyrahman đã lọt vào danh sách các "Tòa nhà của năm" của Lễ hội Kiến trúc Thế giới năm 2016, tòa nhà nhận được lời khen vì những bức tường đục lỗ giúp tòa nhà có được không khí mát mẻ ở vùng nhiệt đới Surabaya, một thành phố cảng đông đúc ở phía đông Java.

Nhà trọ Bioclimatic và Biophilic tại Indonesia. Ảnh: Mansyur Hasan

Tại Trung Quốc, công ty kiến trúc của Mỹ Perkins & Will đã thực hiện thiết kế "kiến trúc cảnh quan bền vững" cho công trình Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Thượng Hải. Tòa nhà lắp đặt điều hòa không khí trong khu vực phòng trưng bày để bảo vệ tác phẩm nghệ thuật khỏi độ ẩm, còn lại là hệ thống cửa sổ tự động và giếng trời để thông gió tự nhiên tại khu vực công cộng. 

Bảo tàng tiết kiệm 15% năng lượng tiêu thụ so với một bảo tàng thiết kế tiêu chuẩn.

http%3A%2F%2Fcdn

Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Thượng Hải. Ảnh: James and Connor Steinkamp

Các tòa nhà "kiến trúc cảnh quan bền vững" không hoàn toàn là một điều mới mẻ. Trước thế kỉ 20, kiểu kiến trúc này là chuẩn mực, và ngày nay có thể nhìn thấy trong các tòa nhà địa phương ở Tây Ban Nha cho tới các ngôi nhà làng truyền thống của Trung Quốc. 

Nhưng với việc phát minh ra máy điều hòa không khí vào năm 1902 tại Mĩ bởi Willis Haviland Carrier, các giải pháp "kiến trúc cảnh quan bền vững" đã không còn được ưa chuộng. Ngày nay, hệ thống sưởi ấm và làm mát chiếm 40% mức tiêu thụ năng lượng của các tòa nhà trên toàn cầu, theo Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IAE), dự đoán rằng 80% nhu cầu điều hòa không khí sẽ đến từ châu Á vào năm 2050.

"Ở khu vực nông thôn tại Nam và Đông Nam Á, điều hòa không khí vẫn chưa được sử dụng nhiều, nhưng điều này đã trở nên phổ biến hơn ở các trung tâm thành phố, góp phần gây ra việc tiêu thụ điện năng cao", Marlyne Sahakian, một nghiên cứu viên tại khoa Khoa học Địa chất và Môi trường tại Đại học Lausanne ở Thụy Sĩ, người đã viết "Làm mát cho Đông Nam Á", nói với CNN.

Hong_Kong_thin

Dù đã có nhiều nỗ lực thay đổi, nhưng quá trình áp dụng các phương pháp xây dựng thân thiện với môi trường tại châu Á vẫn chưa thể bứt phá. (Ảnh: CDP.net).

Nhìn chung, như Gallavardin đã nói, châu Á đã chậm chạp trong việc áp dụng các phương pháp xây dựng thân thiện với môi trường.

"Những gì tôi thấy ở châu Á, ngay cả ở các nước giàu như Hồng Kông hay Singapore, là họ rất ưa chuộng "greenwashing". Họ đặt cây ở trước các mặt tiền bên ngoài tòa nhà, thêm các tấm pin mặt trời và gọi đó là một tòa nhà xanh".

(Greenwashing: còn được gọi là "green sheen", là một hình thức quay vòng trong đó PR xanh hoặc tiếp thị xanh được sử dụng một cách khôn ngoan để thúc đẩy nhận thức rằng các sản phẩm, mục tiêu hoặc chính sách của tổ chức là thân thiện với môi trường.)

"Nhưng khi bạn nhìn gần hơn một chút, nó không thực sự xanh mà đôi khi là ngược lại. chúng ta sẽ thấy nhiều tòa nhà thực sự tiết kiệm năng lượng hơn ở châu Á trong tương lai, nhưng đó vẫn là một quá trình rất chậm chạp".

chọn
Hà Nam: Hai doanh nghiệp bắt tay làm khu công nghiệp 2.600 tỷ trên đường nối Vành đai 4 - Vành đai 5
KCN Thanh Bình II giai đoạn 1 có tổng vốn gần 2.700 tỷ, chủ đầu tư là Công ty TNHH Đầu tư Phát triển Hạ tầng Khu công nghiệp Thanh Bình. Đây là doanh nghiệp được góp vốn bởi GMG Việt Nam và Việt Phát.