Theo quan niệm ngày xưa, nhà bếp là một trong những khu vực quan trọng nhất trong ngôi nhà. Nơi đây được xem là “cánh tay đắc lực” của người nội trợ, giúp mang đến những bữa ăn ngon và tạo gắn kết giữa các thành viên trong gia đình. Cho đến ngày nay, không gian này cũng là một phần không thể trong mỗi không gian sống của nhiều gia đình.
Chính vì vậy, việc sở hữu một không gian bếp đẹp và tiện nghi luôn là ao ước của hầu hết các mẹ nội trợ. Muốn biết thiết kế nhà bếp như thế nào cho hợp lý và khoa học, bạn không nên bỏ qua kinh nghiệm bố trí tủ bếp dưới đây:
Thông thường, thực phẩm lưu trữ được chia thành hai dạng thực phẩm đông lạnh và thực phẩm khô. Đối với loại đồ khô, bạn nên bỏ vào tủ đồ khô hay còn gọi là hệ giá kho, giúp hạn chế ẩm mốc do môi trường. Bên cạnh đó, bạn có thể lắp đặt tủ lạnh để có thể bảo quản các loại thực phẩm đông lạnh rất hợp lý.
Tùy thuộc vào sở thích mà bạn có thể chọn các mẫu tủ khác nhau như tủ lạnh 1 cánh hoặc 2 cánh, tủ đồ khô 5 tầng hoặc 6 tầng, giúp đáp ứng nhu cầu sử dụng của gia đình. Tuy nhiên, bạn lưu ý không nên không nên thiết kế các ngăn tủ này gần với khu vực rửa đồ dùng để tránh gây ẩm mốc cho đồ ăn, ảnh hưởng đến sức khỏe của bản thân và các thành viên trong gia đình.
Ngăn lưu trữ đồ dùng thường là nơi khiến hầu hết các mẹ nội trợ “đau đầu” vì chứa quá nhiều vật dụng cần thiết. Nồi, niêu, xoong, chảo, chén bát,... là những đồ dùng phổ biến thường được chứa tại ngăn này. Để thuận tiện cho việc lấy chúng ra sử dụng, bạn có thể thiết kế bằng cách đơn giản như sau:
- Những vật dụng thường xuyên sử dụng: Bạn có thể đựng chúng trong ngăn tủ phía trên để dễ dàng lấy ra hoặc cất vào một cách nhanh chóng và tiện lợi.
- Những vật dụng ít sử dụng hoặc có kích thước lớn: Bạn có thể sắp xếp chúng ở ngăn tủ bếp phía dưới với vách ngăn ô kệ lớn hoặc không ngăn ô kệ lớn.
Bên cạnh đó, khu vực này là một trong những nơi thường có độ ẩm cao, thuận lợi cho các vi sinh vật phát triển, đòi hỏi bạn cần lau chùi thường xuyên để đảm bảo sức khỏe cho gia đình. Chính vì vậy, ngăn lưu trữ này bố trí ngay khu vực rửa đồ dùng là hợp lý nhất, giúp thuận tiện cho việc cất các đồ dùng.
Được biết, khu vực rửa đồ dùng và thực phẩm được xem là nơi có chứa nhiều “rác” nhất. Những thức ăn thừa và các thứ không cần thiết khác là những loại rác mà bạn thường thấy nơi đây. Do đó, bạn có thể bố trí thùng rác gắn tủ bếp thông minh hoặc thùng rác có ray trượt phía dưới bồn rửa chén để giúp tiết kiệm thời gian vứt rác.
Ngoài ra, bạn cũng nên cần thường xuyên lau chùi và dọn dẹp sao cho gọn gàng và sạch sẽ. Điều này sẽ giúp đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm khi sơ chế và chế biến cùng với hạn chế sự sinh sôi của các vi khuẩn nhằm đảm bảo sức khỏe cho gia đình bạn.
Khu vực sơ chế, chế biến thực phẩm hay gọi là (khu vực soạn), là nơi chuẩn bị đồ ăn trước khi chuyển sang khu vực nấu nướng. Cách bố trí các dụng cụ nấu ăn như dao, muỗng, xẻng lật,... hay các lọ gia vị như muối, mắm đường,... tại khu vực này khá đơn giản. Bạn nên sắp xếp chúng vào các ngăn tủ ở phía dưới của tủ bếp hoặc tốt nhất là phía trên tủ bếp để tránh hơi ẩm ở dưới đất.
Đối với loại tủ bếp này, bạn có thể trang bị kệ đựng có thiết kế 1 tầng hoặc 2 tầng tùy thuộc vào số lượng dụng cụ và gia vị nấu ăn của nhà bạn. Ngoài ra, các dụng cụ nào thường xuyên sử dụng có thể thiết kế khay treo rồi gắn vào tường để thuận tiện lấy sử dụng.
Đây được xem là một trong những khu vực “chính” trong nhà bếp. Tại nơi đây, bạn có thể bố trí trong ngăn tủ phía dưới là bình gas hoặc các phụ kiện của bếp điện từ. Còn phía trên khu vực nấu nướng, bạn có thể bố trí thiết bị hút mùi hiện đại, giúp làm sạch không khí và hạn chế mùi thức ăn “bay” khắp phòng.
Tuy nhiên, nếu gia đình không có điều kiện trang bị thiết bị nhà bếp hiện đại thì bạn có thể bố trí chiếc cửa sổ đối diện với khu vực này. Điều này sẽ giúp tối ưu việc thoát mùi, đồng thời mang lại không gian thoáng mát, dễ chịu cho ngôi nhà.
Dưới đây là một số lưu ý mà bạn nên tham khảo để bố trí phòng bếp một cách khoa học nhất:
- Khu vực bếp nấu cần cách chậu rửa bán ít nhất là 60cm
- Chậu rửa bát nên được đặt dưới cửa sổ để ánh nắng chiếu vào có thể hạn chế sự phát triển của vi sinh vật, vi khuẩn
- Các bếp nấu nên có khoảng cách khoảng 30cm để tránh va chạm với các tay cầm của dụng cụ nấu ăn
- Khu vực bếp nấu nướng không nên bố trí các vị trí gần cửa mở hoặc ngay dưới cửa sổ
- Các thiết bị gia dụng không nên đặt ở góc bếp
- Các ổ điện nên cách bếp ít nhất 15cm
Qua những kinh nghiệm bố trí tủ bếp trên đây, bạn có thể tham khảo để sắp xếp không gia quan trọng này một cách hợp lý để mang đến sự tiện nghi trong quá trình nấu nướng.