Lãi suất liên ngân hàng tăng 6 lần trong nửa tháng, NHNN bơm ròng hơn 15.500 tỷ đồng

Trong bối cảnh lãi suất liên ngân hàng tăng đột biến, Ngân hàng Nhà nước bơm ròng hơn 15.500 tỷ đồng qua kênh OMO nhằm hỗ trợ thanh khoản hệ thống.

Sau nhiều tháng không có hoạt động nào, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã can thiệp trở lại trên trường mở trong phiên giao dịch hôm qua (ngày 2/2).

Theo đó, nhà điều hành chào thầu 2 phiên với tổng khối lượng 21.000 tỷ đồng trên kênh cầm cố OMO với kỳ hạn 7 ngày. Kết quả, có hơn 15.568 tỷ đồng trúng thầu qua kênh này, đồng nghĩa việc đã có tổ chức tín dụng chấp nhận vay với mức lãi suất 2,5%/năm từ Ngân hàng Nhà nước.

Động thái bơm thanh khoản của NHNN diễn ra trong bối cảnh lãi suất trên thị trường liên ngân hàng bật tăng mạnh trong những ngày gần đây.

Trong phiên giao dịch ngày 1/2, lãi suất chào bình quân liên ngân hàng tăng rất mạnh, 0,27 - 1,2 điểm phần trăm ở tất cả các kỳ hạn so với phiên trước đó. Qua đó nâng lãi suất qua đêm lên mức 0,6%; 1 tuần 0,66%; 2 tuần 1,4% và 1 tháng 1,34%.

Mặc dù mức tăng xét về giá trị tuyệt đối của lãi suất liên ngân hàng vẫn chưa quá đột biến nhưng với mức nền thấp, lãi suất kì hạn qua đêm, 1 tuần, 2 tuần đều tăng bằng lần so với ngày 29/1. Riêng lãi suất kì hạn qua đêm đã tăng 6 lần so với hồi giữa tháng 1, từ mức 0,1%/năm lên 0,6%/năm.

145980998_904303290322242_5701348815390832666_n.png

Nguồn: Quang Hưng tổng hợp từ số liệu NHNN

Theo Chứng khoán Bảo Việt, diễn biến tăng mạnh của lãi suất liên ngân hàng là biểu hiện mang tính thời vụ do mùa cao điểm thanh toán và chi trả cuối năm đang đến. Do đó, lãi suất liên ngân hàng nhiều khả năng sẽ bình ổn trở lại sau kỳ nghỉ Tết.

BVSC tiếp tục nhận định thanh khoản hệ thống ngân hàng trong năm 2021 ít khả năng sẽ dư thừa hơn năm 2020 với dự báo mức tăng trưởng tín dụng 12-14% (cao hơn so với năm 2020). Tựu chung lại, lãi suất liên ngân hàng có thể có sự hồi phục nhẹ nhưng vẫn sẽ duy trì ở mặt bằng thấp

chọn
Hai thách thức lớn của Long Hậu
Đánh giá về 2024, Long Hậu cho rằng các chính sách pháp luật có nhiều thay đổi, là một trong những rủi ro ảnh hưởng đối với các nhà phát triển khu công nghiệp. Bên cạnh đó, nhiều doanh nghiệp ngoài ngành bắt đầu chuyển hướng đầu tư sang BĐS công nghiệp cũng làm gia tăng sự cạnh tranh trong lĩnh vực này.