Làm sao thoát khỏi ô nhiễm tiếng ồn?

Các chuyên gia môi trường cảnh báo, tiếng ồn đô thị được ví như kẻ sát nhân giấu mặt, có tác động xấu với sức khỏe con người và hạ thấp chất lượng cuộc sống. Không chỉ làm phân tán tư tưởng, giảm hiệu quả lao động, tiếng ồn còn quấy rối sự yên tĩnh và giấc ngủ của rất nhiều người.
 
lam sao thoat khoi o nhiem tieng on Tiếng ồn - 'sát nhân giấu mặt' của những người ở thành thị
lam sao thoat khoi o nhiem tieng on 15 triệu người Việt Nam phải tiếp xúc với tiếng ồn vượt ngưỡng
lam sao thoat khoi o nhiem tieng on
(Ảnh: 24h)

Số liệu thống kê của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cho thấy, trong vòng 3 thập kỉ trở lại đây tình trạng ô nhiễm tiếng ồn ngày càng trở nên nghiêm trọng. Nó ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường cũng như chất lượng sống của hàng triệu con người.

Tại Mỹ, mỗi năm quốc gia này đã phải tốn hơn 5 tỷ USD để chữa trị cho những bệnh nhân bị ô nhiễm tiếng ồn.

PGS. TS Nguyễn Đinh Tuấn, Nguyên Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Tài nguyên - Môi trường TP. HCM cho rằng, trong ba nguồn gây tiếng ồn chính ở đô thị (hoạt động công nghiệp, giao thông, xây dựng - dịch vụ) thì tiếng ồn giao thông là nặng nề nhất. Kết quả từ việc đo đạc tiếng ồn trên nhiều tuyến đường ở TP. HCM cho thấy tất cả các vòng xoay, điểm nút giao thông đều có tiếng ồn vượt mức cho phép.

lam sao thoat khoi o nhiem tieng on
(Ảnh: Báo Đồng Nai)

Tại Hội thảo “Ảnh hưởng của tiếng ồn đến sức khỏe và biện pháp dự phòng” vừa được Viện Sức khỏe nghề nghiệp và Môi trường (Bộ Y tế) tổ chức, PGS Doãn Ngọc Hải, Viện trưởng Viện Sức khỏe nghề nghiệp và Môi trường cho biết: Trong tổng số 52 triệu người lao động ở tất cả các ngành nghề tại Việt Nam, có khoảng 10-15 triệu người đang phải tiếp xúc với tiếng ồn cao hơn mức quy định.

NHỮNG ẢNH HƯỞNG CỦA TIẾNG ỒN ĐẾN SỨC KHỎE

Theo PGS Doãn Ngọc Hải, tiếng ồn là nguyên nhân gây ảnh hưởng sức khỏe lớn thứ 2 sau khói bụi. Tiếng ồn sẽ tác động lên con người ở 3 khía cạnh: Thứ nhất là che lấp âm thanh cần nghe, từ đó làm suy giảm phản xạ tự nhiên của con người với âm thanh. Thứ hai là gây bệnh đối với thính giác và hệ thần kinh, gián tiếp gây ra bệnh tim mạch. Thứ ba, nếu tiếp xúc với tiếng ồn lớn lâu ngày thì dễ dẫn tới bệnh đãng trí và bệnh điếc không thể phục hồi.

lam sao thoat khoi o nhiem tieng on
(Ảnh: Farmacia GF)

Không chỉ vậy, tiếng ồn còn có thể làm suy yếu về thể lực, suy nhược thần kinh và giảm hiệu quả làm việc đối với một số người. Một công trình nghiên cứu khoa học tại Mỹ cho thấy: Năng suất lao động của các viên chức trong tình trạng yên tĩnh cao hơn khi có tiếng ồn 9% và sai sót trong việc ghi chép tài liệu ít hơn 29%. Còn nếu như những nhân viên ấy làm việc ở các văn phòng có mức ồn 100dB thì sẽ phạm sai sót nhiều gấp 2 lần so với làm việc ở mức ồn 70dB.

Tại nhiều nước phương Tây, theo tính toán của các chuyên gia, do tác động của tiếng ồn, đã có tới 1/4 dân số phải dùng thuốc ngủ thường xuyên. Cụ thể mỗi năm ở nước Áo có gần 7 triệu người sử dụng thuốc ngủ và tiêu thụ hết 40 triệu viên, còn ở Anh, hàng năm bác sĩ phải kê đến 15 triệu đơn thuốc an thần.

Theo số liệu thống kê của ngành y tế Việt Nam, số lượng bệnh nhân tâm thần trong những năm gần đây tăng lên đáng kể. Và đây một căn bệnh có liên quan đến tình trạng ô nhiễm tiếng ồn giao thông. Trong đó, Hà Nội là nơi có tỉ lệ người mắc bệnh tâm thần cao nhất nước.

lam sao thoat khoi o nhiem tieng on
(Ảnh: Báo Thanh Niên)

NHỮNG CÁCH GIẢM TIẾNG ỒN HIỆU QUẢ

1. Dùng gam màu lạnh

lam sao thoat khoi o nhiem tieng on
(Ảnh: Pinterest)

Các nhà khoa học cho biết, những gam màu lạnh sẽ giúp con người có cảm giác yên tĩnh và mát mẻ hơn. Trang trí phòng với các màu lạnh sẽ giúp bạn tập trung cao độ, còn các màu nóng sẽ có cảm giác ngột ngạt. Nếu muốn không gian nhà ở có cảm giác yên tĩnh thì bạn nên sử dụng phương pháp phối hợp màu sắc với những màu như xanh nước biển, xanh rêu, xám trắng... Vận dụng màu sắc cũng là một cách để bạn có thể có thể tạo ra không gian yên tĩnh cho tổ ấm của mình.

2. Cửa kính cách âm

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại cửa kính có bổ sung thêm tính năng cách âm. Cửa cách âm sẽ bao gồm 2 tầng cửa để ngăn cách âm thanh giữa ngoài đường và trong nhà, giữa phòng này và phòng kia. Ngay cả cánh cửa chớp phía trên cửa sổ cũng có thể giúp chống lại tiếng ồn và giúp căn nhà bạn được yên tĩnh.

Nếu như bạn sinh sống ngay đường quốc lộ có nhiều phương tiện giao thông, nhà sát đường ray tàu chạy hay nằm trong khu công nghiệp thì khi xây nhà, bạn có thể lựa chọn làm trần nhà cách âm (ascoutic).

3. Sử dụng đồ vải

lam sao thoat khoi o nhiem tieng on
(Ảnh: remhaiau.com.vn)

Phần lớn trong mỗi gia đình đều có ít nhất vài đồ vật được làm từ vải, và chúng cũng có tác dụng giảm bớt âm thanh. Khoa học đã chứng minh rằng, các đồ vật làm bằng vải treo tường rủ xuống hoặc phủ lên trên đều có thể hấp thụ âm thanh được. Đặc biệt, rèm cửa có kích thước to, rộng sẽ giúp nâng cao khả năng cách âm, giảm thiểu tối đa việc khuếch đại âm thanh từ sàn nhà lên bàn ghế và các vật dụng khác. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể sử dụng thêm thảm để vừa tạo cảm giác ấm cúng vừa giúp căn nhà không bị vang vọng quá nhiều tiếng ồn.

4. Tường không nên quá nhẵn

Các kiến trúc sư cho biết, tường nhà quá nhẵn bóng sẽ khiến cho các âm thanh dễ bị vọng lại, gây tiếng vang, dẫn đến âm lượng tiếng ồn gia tăng trong nhà. Do vậy, bạn có thể sử dụng giấy dán tường để làm tăng hiệu quả hấp thụ âm thanh. Bên cạnh đó, nếu có điều kiện, bạn hãy dùng đá có hoa văn, tạo bề mặt thô ráp cho tường hoặc treo một bức tranh vừa đủ để trang trí phòng lại vừa giảm được tiếng ồn khó chịu.

5. Trồng thêm nhiều cây xanh

lam sao thoat khoi o nhiem tieng on
(Ảnh: Girotti)

Cây xanh cũng có thể ngăn tiếng ồn xâm nhập vào nhà một cách rất hiệu quả. Do vậy, nếu có điều kiện và đất trống thì bạn nên trồng nhiều cây xanh quanh nhà. Ở khu vực ban công và hành lang, bạn có thể tạo những tiểu cảnh nhỏ với những đám cỏ xanh mát, vừa giúp môi trường sống thân thiện hơn lại vừa hấp thụ được lượng lớn âm thanh trước khi “truyền” vào nhà.

chọn
Hà Nam: Hai doanh nghiệp bắt tay làm khu công nghiệp 2.600 tỷ trên đường nối Vành đai 4 - Vành đai 5
KCN Thanh Bình II giai đoạn 1 có tổng vốn gần 2.700 tỷ, chủ đầu tư là Công ty TNHH Đầu tư Phát triển Hạ tầng Khu công nghiệp Thanh Bình. Đây là doanh nghiệp được góp vốn bởi GMG Việt Nam và Việt Phát.