Lãnh đạo hãy xuống tận nơi, hỏi dân gửi con ở đâu

“Giá như lãnh đạo sát sao với thực tế, đi đâu đừng “cờ, đèn, kèn trống, khẩu hiệu, băng rôn”, dành khoảng 5 ngày trong tháng xuống tận nơi, hỏi dân xem con họ gửi ở đâu, các cháu ăn uống như thế nào… ắt sẽ làm được nhiều việc lớn lao hơn”. 
lanh dao hay xuong tan noi hoi dan gui con o dau Bạo hành trẻ mầm non: Bao nhiêu camera cũng không quan trọng bằng cái tâm giáo viên
lanh dao hay xuong tan noi hoi dan gui con o dau Sau vụ bảo mẫu bạo hành trẻ, TP.HCM tổng kiểm tra mầm non ngoài công lập
lanh dao hay xuong tan noi hoi dan gui con o dau Lắp camera có phải là 'cây đũa thần' để trẻ không bị bạo hành tại lớp?
lanh dao hay xuong tan noi hoi dan gui con o dau Vụ bảo mẫu trường tư thục hành hạ trẻ: 'Tôi thấy bảo mẫu dùng cả... dao để hành hạ trẻ là man rợ'

LTS: Những vụ bạo hành trẻ em xảy ra tại các trường mẫu giáo tư luôn khiến dư luận xã hội đau xót, phẫn nộ. Nhưng làm sao giải quyết căn cơ tình trạng đó không phải câu hỏi dễ trả lời.

Xung quanh câu chuyện này, chuyên trang Tuần Việt Nam/báo VietNamNet có cuộc trò chuyện với bà Nguyễn Thị Hoài Thu, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Chủ nhiệm Ủy ban Các vấn đề xã hội của Quốc hội.

lanh dao hay xuong tan noi hoi dan gui con o dau
Bảo mẫu cơ sở mầm non tư thục Mầm Xanh bạo hành trẻ em (Ảnh cắt từ clip).

Tôi được biết hơn 30 năm trước, mỗi nhà máy, mỗi khu tập thể đều có hệ thống mầm non đi kèm và được bao cấp. Đặc biệt, trong 10 năm qua là một giai đoạn đầy biến cố đối với bậc học mầm non, bị đẩy ra “xã hội hóa” mạnh mẽ nhất, trở nên liêu xiêu, lao đao, như “đoạn trường” bố mẹ trắng đêm xếp hàng xin cho con vào trường mẫu giáo công lập, năm 2011. Là một người theo sát các vấn đề xã hội trong giai đoạn đó, bà nghĩ sao về thực tế này?

Hiện nay, bộ máy hành chính nhà nước nói chung, trong đó bộ máy sự nghiệp nói riêng rất cồng kềnh, tầng lớp, chồng chéo và có nhiều bất hợp lý. Vì vậy, nếu nói trở lại thời bao cấp trước 1986 là lạc hậu, nhưng cũng không được quên là phải làm sao để giáo dục trẻ như Bác Hồ từng nói, “trẻ em như búp trên cành”. Cái gì chúng ta cũng xã hội hóa, thương mại hóa thì cốt lõi của nhà nước XHCN sẽ ở đâu?

Báo chí từng đưa và bản thân tôi từng chứng kiến cảnh nhiều phụ huynh chờ đợi hàng đêm để xin cho con vào trường, và xót xa hơn là những “tiêu cực” kèm trong lá đơn xin học. Thật đáng buồn khi đi học là quyền lợi, vậy mà để con được vào trường thì phụ huynh phải lót tay, mua chỗ. Đây là vấn đề cần phải giải quyết và không để lặp lại. Muốn như vậy phải sắp xếp lại hệ thống các trường mầm non, đừng để thiếu trước, hụt sau, phụ huynh chầu chực suốt đêm, lót tay tìm cho con một chỗ học.

Từ khi còn là đại biểu Quốc hội, tôi đã đặt câu hỏi tại sao chúng ta không xây dựng một hệ thống chính sách giáo dục “dưới rộng, trên hẹp”. Theo đó, cấp học mầm non phải do nhà nước đảm nhận hoàn toàn, tuyệt đối không trao vào tay những người không có chuyên môn, hay nói đúng hơn là không trao đổi bằng tiền. Hiện nay, chúng ta đã hoàn thành phổ cập tiểu học và tiến tới phổ cập THCS, nhưng có thể chấp nhận xã hội hóa một phần bậc học này. Riêng bậc đại học, Nhà nước chỉ nên đầu tư những trường trọng tâm, còn lại có thể cho tư nhân, thậm chí nước ngoài mở trường.

Nhà nước đảm nhận giáo dục mầm non trước hết ở vấn đề quản lý và đào tạo giáo viên. Còn về cơ sở vật chất, Nhà nước cố gắng được càng nhiều càng tốt hoặc có thể huy động xã hội hóa, tránh tình trạng “mạnh ai người đó thắng”. Tại sao cùng là phận trẻ em như nhau nhưng có bé được học trường công, có bé học tư thục, lại có bé lại phải học nhóm?

Mà những hệ lụy hằn khắc vào đời sống xã hội do thiếu trường mầm non công một thuở không dễ gì xóa bỏ được!

Hệ lụy chúng ta đã thấy rõ rồi, đó là các bé chỉ có 2 - 4 năm học ở bậc mầm non trước khi vào lớp 1. Chúng ta luôn nói rằng cấp học mầm non là quan trọng, các cháu dù bất cứ ở đâu, bố mẹ là ai, khi hết 36 tháng tuổi phải được học mẫu giáo. Nhưng thực tế có như vậy không? Ở đây tôi chỉ mới đề cập tới hình thức, còn chưa đi sâu vào nội dung.

Theo Luật Lao động, phụ nữ khi sinh sẽ được nghỉ thai sản 6 tháng, nhưng thường ít ai nghỉ hết, vì như vậy khả năng khi đi làm lại bị mất việc rất cao, nên nhiều phụ nữ chỉ nghỉ hai tháng, thậm chí một tháng.

Tôi nghĩ trong hệ lụy này có một phần trách nhiệm của Nhà nước. Nhà nước nên cố gắng hết sức để đỡ đần cho phụ huynh, tạo điều kiện cho những người eo hẹp về kinh tế có thể gửi con bằng cách xây dựng nhiều nhà trẻ, cũng như đào tạo người giữ trẻ có kiến thức, kỹ năng, sức khỏe để chăm lo cho trẻ em ở thời kỳ đầu.

lanh dao hay xuong tan noi hoi dan gui con o dau
Bà Nguyễn Thị Hoài Thu. Ảnh: Hoàng Điệp/ TTO.

Trường công thì không đủ đáp ứng, trong khi trường tư quá đắt đỏ. Hệ lụy là một bộ phận thế hệ mầm non đang bị đày đọa trong những cơ sở tư nhân kém chất lượng? Và đã một thời gian dài chúng ta đều biết, đều lên tiếng, nhưng sự chuyển động dường như rất là chậm chạp!

Cả trẻ em và người lớn cùng phải chịu hệ lụy này. Con cái phải học môi trường kém chất lượng, sơ sài, nhếch nhác còn phụ huynh thì đau lòng khi con họ bị đánh, bị bạo hành.

Hiện nay trường công dạy theo giờ hành chính, nhưng điều này lại là bất cập nếu phụ huynh là công nhân làm việc theo ca. Họ không thể đón con lúc 5g chiều vì còn phải tăng ca.

Để khắc phục, các trường mẫu giáo công lập nên có chế độ chính sách cho giáo viên ngoài giờ hoặc động viên họ dạy ca ba nhưng trả tiền công theo Luật Lao động. Có nghĩa công nhân trả tiền trông trẻ theo quy định, còn nhà nước trả chế độ ca ba cho giáo viên mầm non. Hiện nay lương công nhân đã thấp, nếu tiền giữ trẻ lớn hơn tiền lương thì nhiều phụ huynh đành lòng gửi con vào các cơ sở tư kém chất lượng. Tôi nghĩ đây là vấn đề khó, nhưng nếu cố gắng thì sẽ làm được.

Mặt khác, chúng ta không nên xử lý vấn đề theo kiểu “chữa cháy”, ngắn hạn. Như vụ bạo hành ở cơ sở Mầm Xanh, nên nhớ đây không phải lần đầu. Khi nó diễn ra, các cơ quan vào cuộc làm ào ào, nhưng khi qua rồi sẽ lại quên lãng, yên ắng như chưa có chuyện gì xảy ra. Vấn đề này nếu không giải quyết căn cơ, thực tế thì nói mãi cũng vậy mà thôi.

Trách nhiệm ở đây thuộc về ai? Khi Trung ương đã có chủ trương thì cấp thành phố, cấp tỉnh, cấp huyện cụ thể làm gì? Mỗi địa phương phải áp dụng những mô hình phù hợp, chứ không thể lấy một mô hình ở nơi này áp dụng cho nơi khác.

Ai lên miền núi hoặc tới các vùng nông thôn sẽ thấy trường và hạ tầng cho bậc học mầm non liêu xiêu đáng thương thế nào. Phải chăng đó là nguồn cơn của những bữa bún trắng chan nước xương, của chuyện mấy đứa trẻ uống nhầm thuốc tẩy bồn cầu… hay vô vàn chyện đau lòng khác như báo chí đã phản ánh lâu nay?

Tôi nghĩ không nên quy nguyên nhân đó cho chuyện trẻ uống nhầm thuốc tẩy bồn cầu, vì đây là ý thức của giáo viên. Khi người lớn sơ ý, trẻ em sẽ chịu nhiều tổn thương.

Bản thân tôi đã lên miền núi và thương vô cùng khi chứng kiến cuộc sống của các cháu. Nhưng tôi cũng trách các cơ sở ở đây, vì không thể trông chờ tất cả vào Nhà nước. Nhà nước không bao quát hết được thì cơ sở là nơi sâu sát với các cháu.

Có phải do chúng ta quá tập trung cho các bậc học khác mà sao lãng mất bậc học quan trọng này? Cụ thể, cái đề xuất luân chuyển giáo viên dôi dư qua dạy khối mầm non là minh chứng rõ nhất. Theo bà chính sách quốc gia về bậc học mầm non hiện nay cần thay đổi ra sao để cấp học này không bị tụt lại sau 30 năm Đổi mới?

Tôi nghĩ đây không phải là sự sao lãng mà là thiếu thực tế. Giá như lãnh đạo sát sao với thực tế, đi đâu đừng “cờ, đèn, kèn trống, khẩu hiệu, băng rôn”, dành khoảng 5 ngày trong tháng xuống tận nơi, hỏi dân xem con họ gửi ở đâu, các cháu ăn uống như thế nào… ắt sẽ làm được nhiều việc lớn lao hơn. Ai cũng biết đầu tư cho đại học có lợi hơn mầm non, nhưng phải đặt lương tâm lên đầu. Cần có sự thay đổi về quan điểm, cách nhìn từ bậc mầm non lên đại học.

Tôi rất mong lãnh đạo từ Trung ương tới địa phương khi ban hành một văn bản nào hãy nhìn toàn diện và thực tế. Riêng về ngành giáo dục, cần phải đầu tư mạnh về cơ sở vật chất cho giáo dục mầm non, và xem cấp học này là nền tảng. Vì mầm non là nền của cả căn nhà, nó chắc chắn thì các cấp học ở trên mới chắc được. Vì vậy, phải công lập hóa giáo dục mầm non, đặc biệt là công lập hóa đội ngũ giáo viên.

Cám ơn bà đã dành thời gian cho Tuần Việt Nam/Báo VietNamNet

lanh dao hay xuong tan noi hoi dan gui con o dau Lắp camera có phải là 'cây đũa thần' để trẻ không bị bạo hành tại lớp?

Theo một số chuyên gia, việc lắp đặt camera giám sát ở lớp mới chỉ là điều kiện cần thôi chứ chưa phải là "cây ...

chọn
Toàn cảnh đường Lương Định Của mở rộng sắp thông xe tại TP Thủ Đức
Dự án nâng cấp, mở rộng đường Lương Định Của tại TP Thủ Đức có chiều dài khoảng 2,5 km. Đây là một trong 10 công trình giao thông dự kiến thông xe trước Tết Nguyên đán của TP HCM.