Lấp sông Bình Triệu làm bến xe cóc

Sau khi Báo Thanh Niên có bài viết “Lấy đất công viên, lấp sông phân lô bán nền”, phản ánh việc nhà số 397 đường Đinh Bộ Lĩnh lấp sông Bình Triệu để làm bến xe không phép, UBND quận Bình Thạnh đã lên tiếng.
hoalan1

Hiện nay khu đất 379 Đinh Bộ Lĩnh đã trở thành bến xe cóc. (Ảnh: ĐÌNH SƠN)

Ông Hồ Phương, Phó chủ tịch UBND quận Bình Thạnh, cho biết theo tài liệu đăng năm 1982 thửa đất số 397 Đinh Bộ Lĩnh (phường 26, quận Bình Thạnh, TP.HCM) do ông Lê Văn Đây đăng sử dụng với diện tích 3.020 m2. Bản đồ địa chính lập năm 2002, thửa đất trên thuộc loại đất ở đô thị.

Trong quá trình sử dụng, bà Lê Thị Sơn (con gái ông Đây) có hành vi san lấp sông Bình Triệu và đã bị UBND quận Bình Thạnh ra quyết định xử vi phạm hành chính vào ngày 18/4/2008 với hành vi san lấp rạch thoát nước công cộng.

Từ năm 2011 - 2013, UBND quận đã ban hành 3 quyết định xử phạt hành chính về hành vi đổ đất đá xuống sông Bình Triệu làm cản trở dòng chảy, san lấp kênh mương thoát nước. Chính quyền địa phương cũng đã tổ chức cưỡng chế thi hành các quyết định nói trên vào đầu năm 2014.

Tuy nhiên, qua kiểm tra thực địa vào đầu tháng 8/2019, UBND quận Bình Thạnh ghi nhận hiện trạng thửa đất số 397 Đinh Bộ Lĩnh có diện tích lớn hơn so với khuôn viên đất thể hiện trên bản vẽ mà chủ đất cung cấp đề nghị cấp Giấy chứng nhận. Thời điểm kiểm tra, tổ công tác không xác định chính xác được diện tích do khu đất sử dụng làm bãi đậu xe.

Do khu đất có lưu lượng xe ra vào thường xuyên và ranh đất gấp khúc nên không thể đo đạc bằng thước thép, Phòng Tài nguyên và Môi trường đã liên hệ đơn vị có chức năng để đo đạc thực tế khu đất bằng máy định vị GPS. Trong tháng 12/2019, UBND quận sẽ xử những vi phạm tại khu đất trên theo quy định.

Ghi nhận thực tế tại đây cho thấy khu đất gần như nằm ở giữa con sông. Ngoài khu đất 397, thì khu đất sát bên ở số 391 cũng có tình trạng tương tự. Không những vậy, khu đất 391 còn rộng hơn, “hoành tráng” hơn. Mép của hai khu đất này gần như nằm ở giữa con sông Bình Triệu.

Theo phản ánh của người dân sống gần hai bến xe cóc này, từ năm 2007 chủ hai khu đất đã bắt đầu lấp sông. Đến năm 2008 người dân đã báo chính quyền địa phương. Tuy nhiên việc xử không kiên quyết đã khiến cho sai phạm không những không được khắc phục mà trái lại việc lấp sông vẫn diễn ra và đến nay khu đất càng ngày càng phình to ra. Điều đáng nói, vị trí hai bến xe cóc này sát bên trụ sở UBND phường 26.

Hiện hai khu đất này được sử dụng làm hai bến xe cóc hoạt động rầm rộ đối diện với Bến xe miền Đông.

Dưới đây là hình ảnh thực tế tại hai bến xe cóc này.

Lấp sông Bình Triệu làm bến xe cóc - Ảnh 2.

Bến xe cóc hoạt động trên một phần đất được cho là lấp sông Bình Triệu

Lấp sông Bình Triệu làm bến xe cóc - Ảnh 3.

Mỗi ngày có hàng trăm xe lớn nhỏ ra vào tấp nập

Lấp sông Bình Triệu làm bến xe cóc - Ảnh 4.

Quán ăn, quán cà phê hoạt động rầm rộ phục vụ cho bến xe cóc

Lấp sông Bình Triệu làm bến xe cóc - Ảnh 5.

Bến xe cũng đã biến thành nơi đánh bài ăn tiền

Lấp sông Bình Triệu làm bến xe cóc - Ảnh 6.

Nơi đây cũng trở thành điểm vận chuyển khách và hàng hóa dù đối diện là Bến xe miền Đông

Lấp sông Bình Triệu làm bến xe cóc - Ảnh 7.

Sát bên khu đất 397 là khu đất 391 theo quan sát của chúng tôi cũng giống như khu 397 khi một phần khu đất gần như nằm hoàn toàn trên sông

Lấp sông Bình Triệu làm bến xe cóc - Ảnh 8.

Khu đất 391 thậm chí còn lớn hơn khu đất 397

Lấp sông Bình Triệu làm bến xe cóc - Ảnh 9.

Khu đất 391 có số lượng xe hoạt động còn rầm rộ hơn khi lượng xe ra vào lớn hơn nhiều. Hai bến xe cóc này chỉ được ngăn cách bằng một vách tôn

chọn
Các dự án của Novaland, Nam Long, DIG ở Đồng Nai đón tin mừng
Quy hoạch chung TP Biên Hòa vừa được phê duyệt điều chỉnh cục bộ. MBS đánh giá động thái này sẽ giúp đẩy nhanh tiến độ phê duyệt quy hoạch 1/500 các phân khu thuộc dự án Aqua City, Izumi và Khu đô thị Long Tân.