Lấy mẫu nước xét nghiệm vụ tàu' lạ' đổ bùn thải ra biển

Mỗi ngày có khoảng 7 đến 10 chiếc tàu đổ bùn thải ra biển, khiến cho màu nước biển chuyển thành màu đen..., trước sự việc này, cơ quan chức năng đã vào cuộc lấy mẫu nước đi xét nghiệm.

Ngày 10/5, ông Nguyễn Hữu Tuy, Chủ tịch UBND thị xã Hoàng Mai, tỉnh Nghệ An cho biết, chính quyền địa phương đã cùng lực lượng chức năng đến hiện trường xem xét và xác định vị trí tàu xả bùn thải ra biển khu vực giáp ranh giữa Thanh Hóa và Nghệ An do người dân phản ánh.

“Chúng tôi đã báo cáo với Sở Tài nguyên và Môi trường Nghệ An. Nếu là bùn bình thường thì không vấn đề gì cả. Nhưng sợ rằng họ lại lợi dụng để đổ chất thải công nghiệp thì nguy cơ ô nhiễm sẽ xảy ra”, ông Tuy nói.

Theo phản ánh của người dân cho biết, khoảng 8h20 ngày 3/5, tại tọa độ 19o17`200``N 105o 48`620``E vùng biển xã Hải Hà, huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thành Hóa, cách địa phận vùng biển thôn Tân Minh, xã Quỳnh Lập, thị xã Hoàng Mai (Nghệ An) khoảng 250m đến 300m và cách bờ bãi xã Hải Hà khoảng 150m, người dân đã phát hiện 2 con tàu với dung tích khoảng 300m3/tàu đang đổ bùn thải đất xuống biển.

lay mau nuoc xet nghiem vu tau la do bun thai ra bien
Một chiếc tàu đang xẻ bùn thải xuống biển.

Đến khoảng 9h35 cùng ngày (3/5), lại có thêm một tàu khác tiếp cận vùng biển trên để xả thải, với tần suất 1h đổ thải xong 1 tàu. Người dân cho biết thêm, các tàu đã xả bùn được 1 tuần nay, mỗi ngày trung bình từ 7 đến 10 lượt tàu đến khu vực này để xả thải.

Theo ghi nhận của cơ quan chức năng thị xã Hoàng Mai, vùng biển gần bờ có hiện tượng nước biển chia thành 3 màu: gần bờ là màu đen, cách bờ khoảng 35 - 40m là màu đục, phía ngoài là màu xám.

Đặc biệt, có thời điểm luồng nước đục, đen còn kéo theo vào tận gần cửa Lạch Cờn, phường Quỳnh Phương, thị xã Hoàng Mai (cách vị trí đổ thải khoảng 8km).

Sự việc này đã khiến hàng nghìn hộ dân tại xã Quỳnh Lập, thị xã Hoàng Mai hết sức lo lắng và bức xúc bởi sẽ ảnh hưởng đến môi trường, hệ sinh thái biển, nguồn lợi thủy sản, hoạt động sản xuất tôm giống, nuôi trồng, đánh bắt thủy sản của địa phương.

lay mau nuoc xet nghiem vu tau la do bun thai ra bien
Báo cáo nhanh của UBND thị xã Hoàng Mai về việc tài xả thải bùn tại vùng biển giáp ranh Nghệ An và Thanh Hóa

Trước sự việc này, UBND thị xã Hoàng Mai (Nghệ An) đã văn bản gửi đến UBND huyện Tĩnh Gia (Thanh Hóa) và Ban quản lý Khu kinh tế Nghi Sơn về việc yêu cầu kiểm tra việc tàu xả bùn thải trên, đồng thời yêu cầu các cơ quan trên đánh giá cụ thể quy mô, phạm vi, mức độ tác động đến môi trường, hệ sinh thái trong khu vực đổ thải và vùng lân cận...

Ngay sau khi nắm bắt được thông tin, ngày 4/5, Đồn biên phòng Quỳnh Phương (Nghệ An) đã có báo cáo về sự việc này.

Báo cáo của đồn biên phòng cho biết: “Trong quá trình tuần tra, kiểm tra phát hiện các phương tiện nạo vét, đổ thải không đúng vị trí như trong giấy phép, chủ yếu đổ tại tọa độ (X = 05.84600 – Y = 21.33138) cách ranh giới biển giữa Nghệ An và Thanh Hóa là 87m, cách bờ 112m; vật liệu khi đổ, thải xuống biển chủ yếu là bùn nạo vét".

Trong báo cáo này cũng nêu rõ nguyên nhân khiến nước biển đổi màu là do quá trình đổ thải kết hợp với lưu dòng chảy, gió, sóng đã đẩy bùn sang toàn bộ vùng biển Nghệ An, làm nước biển đổi màu đen, đỏ chảy dài từ các vị trí đổ thải đến hết khu vực Cảng Đông Hồi.

lay mau nuoc xet nghiem vu tau la do bun thai ra bien
Mỗi ngày có khoảng 7 đến 10 chiếc tàu đổ bùn thải ra biển, sự việc này kéo dài đã được 1 tuần nay.

Ngày 9/5, Chi cục Bảo vệ môi trường Nghệ An đã phối hợp với Phòng Tài nguyên Môi trường thị xã Hoàng Mai đã tiến hành lấy mẫu nước tại khu vực xả thải bùn để tiến hành kiểm tra, tuy nhiên chưa có kết quả.

Bà Nguyễn Thị Mai – Phó trưởng Phòng TN&MT thị xã Hoàng Mai cho biết: “Sau khi nhận được phản ánh từ người dân, đơn vị hiện đã lấy mẫu nước để đi phân tích, tuy nhiên chưa có kết quả. Lúc nào có kết quả chúng tôi sẽ thông báo”.

Cũng theo ông ông Hồ Sỹ Dũng, chi cục trưởng Chi cục bảo vệ môi trường Nghệ An cho biết: “Trong thời gian chờ kết quả phân tích mẫu nước biển, phía đơn vị sẽ kiến nghị với UBND tỉnh Nghệ An đề nghị UBND tỉnh Thanh Hóa, Ban quản lý Khu kinh tế Nghi Sơn kiểm tra việc tàu xả bùn thải theo giấy phép; đánh giá cụ thể quy mô, phạm vi, mức độ tác động đến môi trường, hệ sinh thái trong khu vực đổ thải và vùng lân cận”,

chọn
'Quy hoạch NOXH ở những khu vực quá xa trung tâm như Củ Chi là không khả thi'
Theo đại diện Ban Quản lý các Khu chế xuất và công nghiệp TP HCM, so với các dự án nhà ở thông thường, việc xây dựng NOXH phức tạp hơn. Chẳng hạn như việc chọn địa điểm xây dựng, nếu NOXH được quy hoạch ở những khu vực quá xa trung tâm như Củ Chi thì sẽ không khả thi do di chuyển hàng ngày bất tiện.