Lễ hội Halloween vào ngày nào: Nguồn gốc, mục đích và ý nghĩa của ngày lễ này

Halloween - lễ hội ma quỷ, là một ngày lễ vào cuối tháng 10 được rất nhiều bạn trẻ thích thú và đón nhận. Vậy, lễ hội Halloween vào ngày nào? Cùng tìm hiểu nguồn gốc, mục đích và ý nghĩa của ngày lễ này trong bài viết sau.

Lễ hội Halloween vào ngày nào?

Halloween (hay còn gọi với cái tên lễ hội Hóa Lộ Quỷ) là một lễ hội đặc biệt diễn ra vào cuối tháng 10, cụ thể là ngày 31/10 hàng năm. 

Đây là một ngày lễ được tổ chức để đánh dấu sự kết thúc của vụ mùa thu hoạch và bắt đầu bước sang mùa Đông. Đồng thời cũng là ngày mà người sống sẽ tưởng nhớ tới những người đã mất, bao gồm các vị thánh, các vị tu đạo và cả những người thân đã qua đời. 

Trước đây, Halloween chỉ được tổ chức ở các nước phương Tây theo công giáo nhưng hiện nay, lễ hội này đã trở thành một trong những sự kiện văn hóa thường niên được nhiều người trên toàn thế giới háo hức mong chờ. 

Năm nay, lễ hội Halloween sẽ diễn ra vào thứ Hai đầu tuần, ngày 31/10/2022.

Ảnh: Vecteezy

Tìm hiểu nguồn gốc lễ hội Halloween

Halloween có tên gọi gốc là “All Hallows’ Eve”, từ “Hallow” có nghĩa là “thánh” trong tiếng Anh cổ, còn từ “Eve” trong tiếng Scotland có nghĩa “chiều tối”. Để hiểu hơn về lễ hội Halloween, cùng tìm hiểu về nguồn gốc cũng như mục đích ban đầu lễ hội Halloween sau đây:

Lễ hội Halloween xuất phát từ nước nào?

Nguồn gốc của lễ hội Halloween được bắt nguồn từ dân tộc Celt - một dân tộc sống cách đây hơn 2000 năm. Họ sinh sống trên các vùng đất mà bây giờ thuộc Anh, Ireland, miền Nam của Pháp,... 

Đây là một trong những lễ hội truyền thống đặc trưng ở phương Tây, thường được tổ chức trước các buổi lễ các Thánh trong Kitô Giáo. 

Trước đây, Halloween được diễn ra ở để đánh dấu sự kết thúc của một vụ mùa thu hoạch và bắt đầu mùa đông lạnh giá. Đến nay, Halloween trở thành lễ hội hóa trang thành những nhân vật ma quái, xuất hiện cùng nhau dưới ánh trăng hoặc trong các bữa tiệc được trang trí rùng rợn. 

Song, nguồn gốc của Halloween vẫn còn đang tranh cãi nhiều, bởi một số người tin rằng lễ hội này có thể bắt nguồn từ Parentalia - một lễ hội La Mã được tổ chức để tôn vinh người chết. 

Ảnh: Vecteezy

Mục đích ban đầu của lễ hội Halloween

Dân tộc Celt chọn ngày 1/11 (tính theo Dương lịch) để bắt đầu năm mới của mình. Vào một đêm trước năm mới, họ sẽ cử hành một lễ hội với tên gọi là Samhain để đánh dấu cho sự kết thúc của mùa hè và bắt đầu chuyển sang mùa đông. 

Khi đó, ranh giới giữa sự sống và cái chết trở nên mờ nhạt và linh hồn người chết có thể quay trở lại trần gian vào thời điểm này. Chính vì vậy, người dân Celt thường đốt lửa cháy sáng rực và hóa trang thành nhiều hình dạng khác nhau để xua đuổi những hồn ma đi tìm thể xác. 

Tuy nhiên, một số người Celt cho rằng sự hiện diện của những linh hoạt ma quỷ sẽ giúp cho các linh mục và những nhóm người tôn giáo trong xã hội Celt (druids) có thể dự đoán trước về tương lai. 

Đối với một số người tin vào thế giới tự nhiên, những tiên đoán như vậy như một lời an ủi trước khi bước vào những tháng mùa đông tăm tối và chết chóc. 

Đến thế kỷ thứ Tám, Giáo hoàng Gregory III chọn 1/11 là ngày lễ nhằm tôn vinh các Thánh. Sau đó, ngày lễ các Thánh được kết hợp với lễ hội truyền thống của người Samhain cổ đại, từ đó hình thành nên lễ hội Halloween. 

Ảnh: US Updates

Ý nghĩa lễ hội Halloween

Ý nghĩa lễ hội Halloween gắn liền với một truyền thuyết của người Ireland. Chuyện kể về một chàng trai đã chết tên là Stingy Jack. Jack phát hiện ra rằng thiên đường lẫn địa ngục đều không muốn linh hồn của mình, bởi lúc còn sống anh ta là một người tham lam, bủn xỉn đồng thời còn chơi đùa những trò ma quỷ. Vì vậy, anh ta buộc phải trở lại trần gian trở thành linh hồn vất vưởng. 

Câu chuyện này giúp chúng ta hiểu được một phần ý nghĩa của ngày Halloween đó là, nhắn nhủ mọi người rằng sống không nên tham lam, bủn xỉn, keo kiệt mà phải có lòng bác ái và từ bi, đồng thời hãy luôn biết giúp đỡ những người khó khăn trong cuộc sống. 

Bên cạnh đó, những trò ma quỷ hiểu theo nghĩa bóng là những trò đùa hoặc hành động tinh quái của tuổi trẻ tạo ra, có thể ảnh hưởng xấu, làm hại đến xã hội. Đồng thời, việc chơi đùa với “ma quỷ” còn dễ bị cám dỗ đi vào đường tối tăm và tội lỗi.

Dù ý nghĩa nào đi chăng nữa nhưng nếu bạn làm những điều xấu thì sẽ phải trả giá cho những hành động mình gây ra. 

Trong dịp Halloween, hầu khắp mọi quốc gia đều tổ chức các hoạt động đặc sắc để hưởng ứng, phải kể đến như: 

Hóa trang kinh dị

Hóa trang kinh dị là một trong những hoạt động không thể bỏ qua trong mùa lễ hội Halloween. Trước đây, việc hóa trang thành một hình dạng khác với ý nghĩa ban đầu là xua đuổi tà ma. Song, ngày nay người ta xem lễ hội Halloween như một “show thời trang” với những màn hóa trang bắt mắt và ấn tượng.

Chính vì vậy, đây được xem là dịp mà bạn có thể tự mình biến hóa thành những hình mẫu yêu thích khác nhau, phải kể đến như những nhân vật hoạt hình, nhân vật yêu quái trong các bộ phim, siêu anh hùng,...  

Ảnh: Halloween Costumes

Khắc bí ngô

Nhắc đến biểu tượng của lễ hội Halloween, không thể không nhắc tới bí ngô. Bạn có thể khắc bí ngô thành nhiều hình thù khác nhau, phổ biến nhất là gương mặt ma được tạo hình thành những biểu cảm đáng yêu, nhí nhố. Song song đó, nhiều người còn đặt cây nến vào bên trong giúp tạo ra ánh sáng tuyệt đẹp khi đêm xuống. 

Ảnh: BBC Good Food

Gõ cửa để xin kẹo “Trick or treat”

Đây là một trong những hoạt động được rất nhiều trẻ em phương Tây yêu thích. Các em nhỏ sẽ hóa trang thành nhiều nhân vật khác nhau, sau đó sẽ đi từ nhà này qua nhà khác và gõ cửa rồi nói với chủ nhà là “trick-or-treat”. Trong đó, “trick” có nghĩa là đánh lừa, còn “treat” là tiếp đón với hàm ý “nếu muốn chúng tôi không chơi xấu thì bạn hãy tiếp đãi chúng tôi một cái gì đi”.

Ảnh: WSAZ

Trò chơi lấy táo vui vẻ

Đây là trò chơi khá phổ biến trong dịp lễ Halloween hàng năm, không những trẻ em mà người lớn còn đặc biệt thích thú. Theo đó, bạn chỉ cần chuẩn bị một thau nước đầy và thả những quả táo vào đó. Người chơi sẽ thi nhau lấy được quả táo ra khỏi thau nước bằng cách chỉ sử dụng mỗi miệng.

Hoạt động này thường tổ chức trong các buổi tiệc Halloween để có thể mang lại điểm nhấn thú vị trong một không gian ngập tràn sự ma quái. Đặc biệt, ở các nước phương Tây, người ta tin rằng đây là một nghi thức cầu may chứ không đơn thuần là trò chơi bình thường.

Ảnh: Southern Kitchen

chọn
Chủ tịch Lương Minh Tuấn: Kính siêu trắng sẽ là mũi nhọn 5 năm tới của Đạt Phương, dự kiến mang về doanh thu nghìn tỷ từ 2026
Theo kế hoạch, quý I /2025 Đạt Phương sẽ khởi công nhà máy sản xuất kính siêu trắng tại Thừa Thiên - Huế, dự kiến từ 2026 sẽ mang về doanh thu 1.500 - 2.000 tỷ đồng. Chủ tịch Đạt Phương cho biết, đây là ngành mũi nhọn của Đạt Phương trong thời gian tới, doanh nghiệp đang có những lợi thế lớn trên thị trường kính siêu trắng.