Lễ Thất Tịch cúng gì cho đầy đủ nhất? Văn khấn lễ Thất Tịch chuẩn nhất

Ngày lễ Thất Tịch rơi vào tháng 7 âm lịch, đây là thời điểm âm khí rất mạnh bởi những yếu tố tâm linh từ xa xưa. Bởi vậy, trong khoảng thời gian này mọi người cần cúng những gì để làm phúc, thiết đãi những cô hồn vất vưởng, không người thờ cúng, đồng thời cũng là để cầu mong xui xẻo, vận đen sẽ không đeo bám.

Lễ Thất Tịch cúng gì cho đầy đủ nhất 

Theo như quan niệm dân gian, vào ngày lễ Thất Tịch, người ta sẽ hường bày mâm cúng mời những người thân về dùng cơm. Ngoài ra, đây cũng coi như cứu giúp những linh hồn vất vưởng. 

Đối với người kinh doanh, họ cúng cô hồn nhiều lần trong năm, thường vào các ngày 2 và 16 âm lịch mỗi tháng. Cúng cô hồn cũng có thể là một hình thức “hối lộ” để khỏi bị các oan hồn phá quấy, hoặc để được họ “phù hộ”.

Mâm cúng lễ Phật 

Nên cúng mâm chay khi cúng Phật vào ngày lễ Thất Tịch để thể hiện lòng thành kính và sự tôn nghiêm. Ngoài ra, nếu bạn muốn cúng mặn thì nên chọn những món ăn đơn giản, thanh đạm, không nên dùng các loại thịt như cá, trứng.

Mâm cúng chay thanh đạm vào ngày Thất Tịch gồm các món như:

- Trái cây: Bưởi, dưa hấu, cam, táo… nên chọn những trái màu sắc rực rỡ và tươi ngon để thể hiện sự sung túc và may mắn.

- Hoa tươi: Nên chọn những hoa có hương thơm dịu nhẹ, thanh tao như hoa sen, hoa cúc,.. để thể hiện sự thanh tịnh và lòng  tôn kính với Phật.

- Nước trà: Nên dùng trà xanh hoặc trà lài vì hương thơm tự nhiên và tươi mát.

- Hương trầm: Nên chọn loại có mùi thơm nhẹ nhàng, dịu nhẹ để tạo bầu không khí trang nghiêm và ấm cúm.

Mâm Cúng Trong Nhà

Mâm cúng trong nhà cũng nên chuẩn bị mâm cúng chay. Tuy nhiên, tùy phong tục tập quán của từng vùng miền sẽ có sự thay đổi về lễ vật. Sau đây là những gợi ý cho một mâm cúng đơn giản trong nhà:

- Hoa tươi: Tượng trưng cho sắc đẹp và sự rực rỡ, tươi sáng nên thường nên chọn hoa hồng, hoa sen…

- Trái cây: Tượng trưng cho ngũ hành và sự sung túc nên chọn những trái theo mùa và có màu sắc rực rỡ, hấp dẫn như nho, chuối, dưa hấu, táo, thanh long…

- Ngũ tử: Gồm 5 loại hạt tượng trưng cho ngũ hành như táo đỏ, hạt dưa, hạt hướng dương, đậu phộng, và long nhãn.

- Các loại bánh: Mang đến sự ngọt ngào và tình yêu viên mãn nên chọn bánh in, bánh phu thê, bánh đậu xanh…

- Nhang và đèn cầy: Mang đến ánh sáng và sự ấm áp trong tình yêu.

- Giấy tiền vàng bạc: Thể hiện lòng thành kính và sự biết ơn với các vị thần linh nên tùy vào mỗi gia đình sẽ cúng khác nhau.

 Ảnh: Tiki

Mâm Cúng Ngoài Trời

- Trái cây: Nên chọn những trái có màu đỏ hoặc hồng như táo đỏ, lựu, nho… tượng trưng cho sự may mắn và hạnh phúc viên mãn.

- Hoa tươi: Chọn hoa có màu sắc tươi sáng như hoa hồng, hoa sen, hoa cúc…

- Nhang, đèn: Nên chọn những loại nhang có mùi thơm nhẹ, thanh tao. Đèn cầy và đèn lồng là biểu tượng cho ánh sáng, niềm tin và hy vọng.

- Rượu nếp: Là biểu tượng cho sự sung túc và đủ đầy.

- Thực phẩm chay: Tượng trưng cho sự thanh tịnh và may mắn cho gia đạo.

Để mâm cúng thật tươm tất, gia chủ cần biết đâu là những lễ vật cần có để chuẩn bị thật đầy đủ, thể hiện được sự thành kính với ông bà, tổ tiên.

Văn khấn lễ Thất Tịch chuẩn nhất

Để hạn chế tai ương, ngoài kiêng làm việc trọng đại, các gia đình thường bày biện lễ cúng thật chu đáo. Lễ cúng thành tâm cần đi kèm văn khấn cúng cô hồn.  

Nam mô A Di Đà Phật 

Nam mô A Di Đà Phật

Nam mô A Di Đà Phật

Con lạy chín phương trời, mười phương chư phật, chư phật mười phương

Con lạy Đức Phật Di Đà, Con lạy Bồ Tát Quan Âm

Con lạy Táo Phủ Thần quân Chinh thần

Tiết tháng 7 sắp thu phân

Ngày rằm xá tội vong nhân hải hà

Âm cung mở cửa ngục ra

Vong linh không cửa không nhà

Đại Thánh Khảo giáo – A Nan Đà Tôn giả

Tiếp chúng sinh không mả, không mồ bốn phương

Gốc cây xó chợ đầu đường

Không nơi nương tựa đêm ngày lang thang

Quanh năm đói rét cơ hàn

Không manh áo mỏng – che làn heo may

Cô hồn nam bắc đông tây

Trẻ già trai gái về đây hợp đoàn 

Nay nghe tín chủ thỉnh mời

Lai lâm nhận hưởng mọi lời trước sau

Cơm canh cháo nẻ trầu cau

Tiền vàng quần áo đủ màu đỏ xanh

Gạo muối quả thực hoa đăng

Mang theo một chút để dành ngày mai

Phù hộ tín chủ lộc tài

An khang thịnh vượng hòa hài gia trung

Nhớ ngày xá tội vong nhân

Lại về tín chủ thành tâm thỉnh mời

Bây giờ nhận hưởng xong rồi

Dắt nhau già trẻ về nơi âm phần

Tín chủ thiêu hóa kim ngân

Cùng với quần áo đã được phân chia

Kính cáo Tôn thần

Chứng minh công đức cho tín chủ con

Tên là:………………………………

Vợ/Chồng:…………………………

Con trai:……………………………

Con gái:…………………………….

Ngụ tại:……………………………..

Nam mô A Di Đà Phật

Nam mô A Di Đà Phật

Nam mô A Di Đà Phật

(Sau khi đọc xong văn khấn cúng cô hồn tháng 7, thắp 4 ngọn nhang, thành tâm kính cẩn).

 Ảnh: Gia Ngọc

chọn
Hà Nam: Hai doanh nghiệp bắt tay làm khu công nghiệp 2.600 tỷ trên đường nối Vành đai 4 - Vành đai 5
KCN Thanh Bình II giai đoạn 1 có tổng vốn gần 2.700 tỷ, chủ đầu tư là Công ty TNHH Đầu tư Phát triển Hạ tầng Khu công nghiệp Thanh Bình. Đây là doanh nghiệp được góp vốn bởi GMG Việt Nam và Việt Phát.