Tags

lễ thất tịch

Tìm theo ngày
Thất Tịch Là Gì? Ý Nghĩa Ngày Lễ Thất Tịch Hàng Năm?

Thất Tịch Là Gì? Ý Nghĩa Ngày Lễ Thất Tịch Hàng Năm?

Lễ thất tịch được xem là một ngày lễ tình nhân của Châu Á, ngày mà Ngưu Lang và Chức Nữ gặp nhau trên cầu ô thước và cũng là ngày mà chúng ta nên bày tỏ yêu thương đến một ai đó.

Lễ Thất Tích là gì?

Theo Wiki: Thất Tịch (Hán-Nôm: 七夕), theo văn hóa phương Đông, (Châu Á), nhất là các nước Đông Á và Đông Nam Á, là ngày lễ tình yêu được tổ chức vào ngày 7 tháng 7 Âm lịch, đôi khi được người phương Tây gọi là ngày Valentine Đông Á.

Lịch sử về ngày này gắn bó với câu chuyện về Ngưu Lang Chức Nữ hoặc vợ chồng Ngâu với nhiều dị bản. Theo truyền thuyết, sau một năm xa cách, cứ đến ngày này hằng năm, Ngưu Lang và Chức Nữ được gặp nhau bên cầu Ô Thước.

Theo như tên gọi, ngày này rơi vào ngày 7 tháng 7 âm lịch, vì thế người Trung Quốc còn gọi là Lễ hội Trùng Thất. Năm 2020, lễ hội sẽ diễn ra vào thứ Ba ngày 25 tháng 8 dương lịch. Cùng tìm hiểu ngày Thất Tịch trong bài viết sau đây.

Ngày lễ thất tích là ngày mà Ngưu Lan Chức Nữ gặp nhau (Ảnh minh họa)

Ý nghĩa ngày lễ thất tịch tại Việt Nam:

Những ngày này, trai gái đến chùa làm lễ Thất Tịch, cầu tình duyên, cầu cho những điều tốt đẹp nhất đến với tình yêu đôi lứa.

Những người lận đận đường tình thì đến để cầu sự suôn sẻ, mong tìm được ý trung nhân thật sự.

Những đôi trai gái đến được với nhau thì đi cầu cho tình yêu thêm bền chặt, gắn bó. Ngoài ra, ăn chè đậu đỏ cũng là một phương thức tâm linh với hi vọng tình yêu đôi lứa bền vững hay người độc thân tìm được tình duyên cho bản thân.

Có rất nhiều giai thoại về ngày lễ thất tích. ở mỗi nước sẽ một phong tục và cách nhìn nhận khác nhau.

Lễ Thất tịch khoảng năm 1860 trở về trước còn gọi là tết tiểu xảo, hoặc lễ thù du. Trong dân gian, tết tiểu xảo là tết nữ công gia chánh của phụ nữ, con gái. Buổi đêm sẽ bày bánh trái trước trăng để cầu con gái sẽ đủ tài nội trợ, nhân duyên đẹp.

Còn trong cung thì vua sẽ làm lễ yến thù du ban bánh trái cho các quan viên. Trong hậu cung cũng như vậy. Thông tin lấy từ bộ Giá Viên thi tập, thơ chữ Hán Phạm Phú Thứ. Còn tới 1945 vẫn còn, có thể thấy trong văn học 1930-1945, trên báo Tiểu thuyết thứ Năm…

Ngày Thất tịch (7/7 ÂL) tồn tại trong văn hóa của người Việt từ xưa chứ không phải là mới được du nhập. Truyện về ông Ngâu – bà Ngâu tồn tại để giải thích về hiện tượng mưa ngâu vào tháng 7 Âm lịch.

Cũng từ truyện này mà người ta bắt đầu kiêng cưới hỏi vào tháng 7 vì sợ giống như hai ông bà, cầu ông bà Ngâu sự khéo tay đối với nữ, sức khỏe đối với nam và hơn hết là cầu tình duyên. Đặc biệt ở chùaưa cứ vào 7/7 con gái đến đây cầu rất đông.

Nó tồn tại ở cả nam lẫn bắc và có thể ở một số dân tộc thiểu số như Hoa, Tày, Mường… Tuy nhiên có lẽ nó khá nhỏ và ít được quan tâm vì chỉ nhằm vào đối tượng cần tìm người yêu (khoảng 15 đến 25).

Chuyện hỉ sự xưa do cha mẹ quyết chứ đâu được tự do đi cầu nên không tạo thành một lễ hội lớn, có sức ảnh hưởng. Tuy vậy, truyền thống Việt Nam hoàn toàn có tồn tại tập tục liên quan đến ngày này từ xưa nhưng hiện tại không rõ nữa chứ không phải mới được du nhập những trong những năm gần đây như nhiều người lầm tưởng.

Tuy nhiên, những năm gần đây nó bị lãng quên. Có vẻ bên Trung nó cũng vậy. Gần đây, họ mới dựng lại và làm nó lớn, to hơn trước, ảnh hưởng đến chúng ta nên chúng ta nghĩ rằng nó không phải truyền thống mà là du nhập. Nếu không bị mai một đi thì không biết nó có nhiều tục lệ, nhiều câu chuyện khác nữa hay không hay chỉ mỗi như trên, điều đó còn phải tìm hiểu thêm.

Thế mới biết nhiều tập tục nước ta bị mai một.

Ngày lễ thất tịch nên làm gì?

Ngày Thất Tịch được cho là một ngày mang nhiều ý nghĩa sâu sắc về mặt tâm linh, do đó, chúng ta nên làm những điều sau đây để mang lại may mắn.

Đi chùa cầu duyên

Đi chùa vẫn là cách mà nhiều người vẫn làm để cầu bình an và hạnh phúc cho mình. Vào ngày Thất Tịch, bên cạnh việc trao cho nhau những lời yêu thương và thề hẹn thì các các đôi cũng nên đến chùa để cầu cho chuyện tình cảm của hai người được suôn sẻ.

Đối với những người còn "lẻ bóng" thì việc đi cầu duyên sẽ mang ý nghĩa là cầu cho đường tình duyên thuận lợi, sớm gặp được "nửa kia" của mình.

Ăn chè đậu đỏ

Không rõ từ bao giờ, ăn chè đậu đỏ vào ngày Thất Tịch đã trở thành một trong những cách "thoát ế" được truyền miệng trong dân gian.

Người ta cho rằng, việc ăn chè đậu đỏ trong ngày này sẽ giúp cho chuyện tình cảm của các cặp đôi yêu nhau được suôn sẻ, còn đối với những người chưa yêu thì sẽ tìm được ý trung nhân cho mình.

Ăn chè đậu đỏ: cách thoát FA của một số thanh niên hiện nay (Ảnh minh họa)

Mặc dù không phải ai cũng biết đến nhưng lễ Thất Tịch quả thật là một ngày lễ kỷ niệm có ý nghĩa rất thiêng liêng, ca ngợi tình yêu đôi lứa chung thủy, không vụ lợi. Ngày lễ này cũng là dịp để các cặp đôi yêu nhau thể hiện tình cảm của mình cho đối phương, cùng nhau đi chùa, làm thiện tránh ác, thể hiện nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc.

Không nên làm gì ngày lễ thất tịch:

Ngày Thất Tịch được cho là một ngày mang nhiều ý nghĩa sâu sắc về mặt tâm linh, do đó, để con đường tình duyên thuận lợi thì theo quan niệm của dân gian, chúng ta nên tuân theo những kiêng kỵ sau:

Không nên làm đám cưới

Kiêng kỵ này xuất phát từ truyền thuyết Ngưu Lang – Chức Nữ. Ngày 7 tháng 7 âm lịch hằng năm là ngày họ có thể gặp lại nhau, là ngày được vui mừng đoàn tụ nhưng họ chỉ có thể ở bên nhau vào một ngày ngắn ngủi, sau đó lại phải chia xa trong thời gian một năm dài đằng đẵng.

Nhiều người cho rằng đây là ngày không may mắn cho những ai có dự định tổ chức đám cưới, kết tóc trăm năm.

Không nên xây nhà dựng cửa

Quan niệm không nên xây nhà vào ngày Thất Tịch được hình thành bởi nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó có một phần là do điều kiện thời tiết vào ngày 7 tháng 7 âm lịch mỗi năm. Ở Việt Nam, cứ vào ngày này, trời thường sẽ đổ mưa ngâu, gây nhiều trở ngại và gây ảnh hưởng đến tiến độ xây dựng.

Người ta cũng kỵ làm nhà trong tháng 7 âm lịch vì cho rằng đây là "tháng cô hồn", là thời điểm ma quỷ được tự do lên trần gian để quấy phá. Do đó, họ hình thành quan niệm rằng nếu làm nhà vào khoảng thời gian này thì việc thi công căn nhà sẽ không thuận lợi, dễ phát sinh sự cố hay những sai sót không mong muốn.

Tránh làm những điều ác

Làm việc thiện, tránh việc ác là điều mà ai cũng nên làm, không chỉ riêng vào ngày Thất Tịch.

Hãy tránh làm những điều ác trong ngày lễ thất tịch (Ảnh minh họa)

Tuy nhiên, vào ngày này, việc tránh điều ác là đặc biệt cần thiết để cầu bình an cho bản thân và tạo ấn tượng tốt đẹp với người mình thương yêu. Dân gian cũng cho rằng tránh xa những điều ác trong ngày này sẽ giúp bạn may mắn hơn trên con đường tình duyên của mình.

10 sự thật thú vị về lễ Thất Tịch:

Ngày 7/7 âm lịch hàng năm là ngày lễ Thất Tịch, hay còn gọi là Lễ tình nhân của Trung Quốc. Đây là thời điểm tôn vinh tình yêu đôi lứa và cũng là ngày lễ tình yêu được mong chờ nhất trong năm. Tuy nhiên bên cạnh việc ngợi ca tình yêu qua câu chuyện của Ngưu Lang – Chức Nữ thì cũng có rất nhiều tập tục kì lạ trong ngày này. Mời bạn đọc tham khảo!

Các cô gái thể hiện khả năng thêu thùa, may vá

Đã thành thông lệ, các cô gái Trung Quốc phải trải qua một thử thách đó là ném một cái kim vào một bát nước trong đêm Thất Tịch để thể hiện khả năng thêu thùa, may vá của mình. Nếu cây kim lướt trên mặt nước chứ không chìm xuống thì điều đó chứng tỏ rằng cô gái đó rất giỏi nữ công gia chánh và sẽ là một người vợ đảm.

Những phụ nữ độc thân cùng cầu nguyện

Trong ngày Thất Tịch, những phụ nữ còn độc thân sẽ cùng nhau cầu nguyện mong tìm được một người chồng tốt trong lễ hội. Trong khi đó, những người đã đính hôn hay mới cưới thì sẽ cầu nguyện sớm sanh quý tử. Người Trung Quốc tin rằng những lời cầu nguyện về chuyện tình yêu, hôn nhân, gia đình trong ngày này sẽ trở thành hiện thực.

Sự tích ngày Thất Tịch ở Trung Quốc

Ngày Thất Tịch là ngày lễ ca ngợi tình yêu của Chức Nữ - một cô gái làm nghề dệt vải với chàng Ngưu Lang, một người chăn bò. Ngưu Lang là một chàng trai tốt bụng còn Chức Nữ vốn là một nàng tiên trên trời, vì đem lòng yêu Ngưu Lang nên đã xuống hạ giới để kết hôn với chàng.

Tuy nhiên cuộc hôn nhân này không được Thiên đình chấp nhận và họ đã bị chia cắt bằng cách cho mỗi người ở một bên của giải ngân hà. Họ chỉ được gặp nhau mỗi năm một lần vào ngày Thất Tịch, khi chim ác là tạo thành một cây cầu băng qua ngân hà đưa họ đến với nhau.

Một sự kiện lịch sử

Ngày lễ Thất Tịch có nguồn gốc từ thời nhà Hán, vào khoảng năm 207 trước Công Nguyên cho đến năm 220 sau Công Nguyên.

Chòm sao lớn nhất

Chòm sao Chức Nữ, đại diện cho nhân vật Chức Nữ trong câu chuyện truyền thuyết về tình yêu với chàng Ngưu Lang, là một trong năm chòm sao lớn nhất trên bầu trời. Đây là chòm sao lớn gấp 16 lần so với Mặt Trời, nhiệt độ vào khoảng 10000 độ và sáng hơn Mặt Trời gấp 25 lần.

Ngày lễ của con gái

Ngày Thất Tịch hay lễ Tình nhân của Trung Quốc còn được coi như ngày lễ dành cho con gái. Dân gian truyền miệng rằng cách đây rất lâu, các cô gái Trung Hoa đều được học may vá, thêu thùa, làm đồ thủ công từ khi còn rất nhỏ. Vì thế trong ngày Thất Tịch các cô gái sẽ cầu nguyện nàng tiên Chức Nữ cho mình có được sự thông minh và khéo léo như nàng.

Ngăn chặn chuyện tai ương

Ở nhiều nơi trên lãnh thổ Trung Quốc, người ta tin rằng nếu trang trí nhà cửa bằng sừng trâu và hoa trong ngày Thất Tịch sẽ giúp bảo vệ cả gia đình khỏi những chuyện không may. Vào đêm 7/7 âm lịch hàng năm, phụ nữ Trung Quốc sẽ tắm gội chay sạch và trẻ em cũng rửa mặt buổi sáng bằng nước ở vườn sau nhà với hi vọng nó sẽ làm họ trở nên xinh đẹp hơn.

Sẻ chia những điều tốt đẹp

Vào lễ Thất Tịch, những người phụ nữ độc thân hoặc mới cưới sẽ dâng lễ lên Ngưu Lang – Chức Nữ. Lễ vật gồm hoa quả, trà và phấn trang điểm. Khi ngày lễ kết thúc, một nửa hộp phấn trang điểm sẽ được rắc lên mái nhà, nửa còn lại sẽ chia đều cho những phụ nữ trẻ tuổi. Người ta tin rằng nếu làm như vậy các cô gái sẽ có được vẻ đẹp như Chức Nữ.

Truyền thuyết cũng cho rằng bạn sẽ khóc nếu như Chức Nữ và Ngưu Lang khóc khi được gặp nhau. Cũng có những người tin rằng nếu đứng dưới gốc cây nho bạn sẽ nghe được lời cặp đôi này trò chuyện với nhau.

Tạo cảm hứng cho những lễ hội khác

Lễ Thất Tịch ở Trung Quốc đã trở nên rất nổi tiếng và được mong đợi đến mức nó tạo cảm hứng cho những lễ hội tương tự để tôn vinh tình yêu ở các nước khác như lễ Tanabata ở Nhật, lễ Chilseok ở hàn Quốc và lễ Thất Tịch ở Việt Nam.

Nhiều tập tục khác nhau giữa các vùng

Dường như mỗi vùng ở Trung Quốc lại có tập tục khác nhau trong ngày Thất Tịch. Ví dụ như ở Tây Nam Trung Quốc, phụ nữ sẽ sơn móng chân và gội đầu bằng nhựa cây để trở nên xinh đẹp nhất có thể nhằm tìm được một ý trung nhân trong ngày Thất Tịch.