Giải mã trào lưu ăn chè đậu đỏ ngày Thất tịch

Trong thời gian gần đây, việc ăn chè đậu đỏ ngày càng trở nên phổ biến hơn và đã trở thành một phần không thể thiếu của giới trẻ trong dịp lễ Thất Tịch. Cùng giải mã trào lưu ăn chè đậu đỏ ngày Thất Tịch trong bài viết sau để hiểu rõ hơn về nguồn gốc và ý nghĩa sâu xa của hoạt động này.

Thất tịch là ngày gì mà phải ăn chè đậu đỏ?

“Thất tịch là ngày gì mà phải ăn chè đậu đỏ?” là một câu hỏi được rất nhiều người thắc mắc, đặc biệt là giới trẻ kể từ khi trào lưu này trở nên thịnh hành hơn.

Về cơ bản, lễ Thất tịch (còn được gọi là lễ hội Qixi tại Trung Quốc) là một ngày lễ truyền thống quan trọng trong nhiều nền văn hóa Á Đông, bao gồm cả Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc và Việt Nam.

Ngày lễ Thất tịch thường rơi vào ngày 7/7 Âm lịch hàng năm, tương đương với khoảng tháng 8 hoặc tháng 9 trong Dương lịch.

Lễ hội này nổi tiếng với câu chuyện tình yêu bi thương giữa cặp đôi Ngưu Lang Chức Nữ, còn có tên gọi khác theo ngôn ngữ Việt Nam là Ông Ngâu Bà Ngâu.

Câu chuyện kể về tình yêu bi thảm giữa Ngưu Lang - một vị thần chăn trâu và Chức Nữ - một tiên nữ phụ trách việc dệt vải. Vì quá si mê nhau, cả hai bỏ mặc nhiệm vụ của mình và bị Ngọc Hoàng khiển trách bằng cách tách họ ra xa nhau bằng dòng sông Ngân Hà.

Sau đó, Ngọc Hoàng đã thương xót và cho phép họ gặp nhau mỗi năm vào ngày Thất Tịch - ngày mùng 7/7 Âm lịch trên chiếc cầu bạc. Cuối cùng, sau nhiều biến cố, cây cầu được hoàn thành và Ngưu Lang cùng Chức Nữ có thể gặp nhau mỗi năm vào ngày Thất Tịch.

Truyền thuyết Ngưu Lang Chức Nữ tượng trưng cho một tình yêu chân thành và sự tương phản giữa trời và đất, câu chuyện này thường được kể vào ngày Thất Tịch, tạo thêm ý nghĩa cho ngày lễ này và thể hiện lòng trắc ẩn của con người.

Trong ngày lễ Thất tịch, người dân tại các quốc gia Á Đông thường thực hiện các hoạt động dân gian truyền thống để tôn vinh tình yêu của Ngưu Lang và Chức Nữ. Một trong những hoạt động đặc biệt được giới trẻ hưởng ứng chính là ăn chè đậu đỏ.

Ảnh: China Highlights

Giải thích lý do tại sao ăn chè đậu đỏ vào ngày Thất tịch?

Vào dịp lễ Thất tịch này, một trào lưu thịnh hành là ăn chè đậu đỏ đã được hình thành và truyền tai nhau trong những năm gần đây. Tuy nhiên, điều gì khiến món ăn này trở thành biểu tượng của ngày lễ Thất tịch?

Để hiểu rõ hơn lý do tại sao ăn chè đậu đỏ vào ngày Thất tịch, hãy cùng khám phá chi tiết hơn về nguồn gốc và ý nghĩa của ngày lễ đặc biệt và trào lưu thịnh hành này.

Nguồn gốc của trào lưu lễ Thất tịch ăn chè đậu đỏ

Có thể nói, trào lưu lễ Thất tịch ăn chè đậu đỏ có nguồn gốc từ các nền văn hóa Á Đông, đặc biệt là Trung Quốc

Một sự kiện quan trọng trong việc phổ biến trào lưu này bắt đầu từ năm 2001, khi Chủ tịch tập đoàn Hồng Đậu, Chu Diệu Đình, quyết định tổ chức sự kiện đặc biệt vào ngày Thất Tịch với tên gọi "Thất Tịch - Hồng Đậu Tương Tư Tiết", sau này đổi thành "Hồng Đậu Thất Tịch Tiết".

Ban đầu, "hồng đậu" chỉ là một loại hạt cứng được dùng làm trang sức, không thích hợp để ăn. Tuy nhiên, khi đọc theo nghĩa âm "hóngdòu" giống với đậu đỏ.

Do đó, đậu đỏ trở thành lựa chọn ăn mừng ngày Thất Tịch, với hi vọng mang lại những điều tốt lành trong tình yêu đôi lứa. Tuy nhiên, thời điểm này, thực hành ăn đậu đỏ trong ngày Thất Tịch chưa được phổ biến rộng rãi ở các quốc gia khác.

Sự lan truyền của trào lưu này tiếp tục được đẩy mạnh vào năm 2019 bởi Qing An, một nhân vật nổi tiếng tại Trung Quốc, đã đăng tải một status trên Facebook kêu gọi bạn bè ăn đậu đỏ trong ngày Thất Tịch để cầu duyên.

Ban đầu, status này chỉ mang tính vui đùa, nhưng sau đó lại nhận được sự phản hồi tích cực từ cộng đồng mạng và lan rộng sang các quốc gia khác, trong đó có Việt Nam. Từ đó đến nay, trào lưu ăn chè đậu đỏ trong ngày Thất Tịch đã trở thành một truyền thống được giới trẻ nhiệt tình tham gia mỗi khi đến ngày này.

Ảnh: Canva

Thất tịch ăn chè đậu đỏ làm gì?

Trên thực tế, chè đậu đỏ đã trở thành biểu tượng của ngày lễ này, thể hiện sự tôn vinh tình yêu, tưởng nhớ câu chuyện tình yêu bi thương và cầu mong hạnh phúc cho các cặp đôi.

Tuy nhiên, một số người vẫn thắc mắc rằng “Thất tịch ăn chè đậu đỏ làm gì?” và chưa hiểu rõ về mục đích, cũng như ý nghĩa của trào lưu này.

Theo quan niệm của nhiều nước, đậu đỏ vốn được xem là một vật mang lại nhiều may mắn. Thêm vào đó, loại đậu này có màu đỏ, là màu tượng trưng cho sự tốt lành, vui vẻ, may mắn và hạnh phúc trong văn hóa Á Đông.

Do đó, món chè đậu đỏ với màu sắc tươi sáng này, đã trở thành biểu tượng của sự đón nhận những điều tốt lành và mong muốn tạo ra những trải nghiệm hạnh phúc.

Ngoài ra, theo truyền thuyết, việc ăn chè đậu đỏ vào ngày lễ Thất Tịch có tác động tích cực đến vận trình tình duyên và mối quan hệ của mỗi người.

Đối với những người độc thân, việc này được coi là một cách để thể hiện mong muốn tìm thấy "ý trung nhân", người yêu đích thực. Song song đó, đối với những người đã có người yêu, việc ăn chè đậu đỏ thể hiện sự ước mong về một tương lai hạnh phúc, bền vững và không bao giờ chia lìa.

Không những vậy, đậu đỏ cũng có ý nghĩa của sự phục hồi, tái sinh. Việc ăn chè đậu đỏ trong ngày Thất tịch có thể thể hiện mong muốn cho một tương lai tốt đẹp, vượt qua khó khăn và mang lại niềm tin vào những điều tốt lành.

Chính vì những ý nghĩa này, hàng năm vào ngày 7/7 Âm lịch, nhiều bạn trẻ đã đua nhau ăn chè đậu đỏ, không kể là độc thân hay đã có người yêu. Giới trẻ tin rằng việc này sẽ làm cho con đường tình duyên của mình trở nên viên mãn hơn, mang đến sự hạnh phúc và tình yêu trọn vẹn.

Tóm lại, việc ăn chè đậu đỏ ngày Thất tịch mang trong mình nhiều ý nghĩa, từ việc tôn vinh tình yêu và tưởng nhớ câu chuyện cổ tích đến những mong muốn viên mãn cho chuyện tình duyên, cũng như cầu may mắn, hạnh phúc và tương lai tốt đẹp cho bản thân.

Ảnh: Vietnamnet

chọn
Chủ tịch Lương Minh Tuấn: Kính siêu trắng sẽ là mũi nhọn 5 năm tới của Đạt Phương, dự kiến bắt đầu có doanh thu hàng nghìn tỷ từ 2026
Theo kế hoạch, quý I /2025 Đạt Phương sẽ khởi công nhà máy sản xuất kính siêu trắng tại Thừa Thiên - Huế, dự kiến từ 2026 sẽ mang về doanh thu 1.500 - 2.000 tỷ đồng. Chủ tịch Đạt Phương cho biết, đây là ngành mũi nhọn của Đạt Phương trong thời gian tới, doanh nghiệp đang có những lợi thế lớn trên thị trường kính siêu trắng.