Lễ Thất tịch là lễ gì và ý nghĩa như thế nào?

Trong văn hoá của người phương Đông, Thất tịch là một trong những ngày lễ mang nhiều ý nghĩa sâu sắc và cảm động. Để hiểu hơn lễ Thất tịch là lễ gì, cùng tìm hiểu nguồn gốc, ý nghĩa trong bài viết sau đây.

Lễ Thất tịch là lễ gì?

Đối với các nước phương Đông, lễ Thất tịch được biết đến là ngày lễ tình yêu nhưng đôi khi còn được người phương Tây gọi là Valentine Đông Á. Bên cạnh đó, ngày lễ này còn được gọi với những cái tên quen thuộc “Ngày ông Ngâu - bà Ngâu”, “Tết Ngâu" hoặc “Ngày Ngưu Lang - Chức Nữ gặp nhau”. 

Lễ Thất tịch được tổ chức vào ngày 7/7 Âm lịch hằng năm. Vậy, lễ Thất tịch vào ngày mấy năm 2023, đó chính là vào ngày thứ Ba ngày 22/8 Dương lịch. 

Ngày lễ Thất tịch bắt nguồn từ câu chuyện tình yêu của chàng Ngưu Lang và Chức Nữ, Trung Quốc. Câu chuyện này xuất hiện khá lâu từ thời Hán rơi vào khoảng từ thế kỷ III TCN đến đầu thế kỷ III SCN.

Truyện kể rằng, một anh chàng chăn trâu có tên là Ngưu Lang dù nghèo nhưng vô cùng chăm chỉ, lương thiện. Nhờ vậy, chàng Ngưu Lang đã dành được tình cảm của nàng tiên dệt vải Chức Nữ - con gái út của Vương Mẫu Nương Nương. 

Sau đó, hai người đã nên duyên vợ chồng, trải qua những tháng ngày hạnh phúc bên nhau và có được 2 người con, một trai - một gái. 

Song, một ngày nọ Chức Nữ phải trở về thiên đình theo lệnh của Ngọc Đế. Ngưu Lang đau khổ đuổi theo nhưng bị chặn bởi một con sông được gọi với cái tên là sông Thiên Hà, ranh giới giữa hai cõi phàm tiên. Và rồi Ngưu Lang ở đó chờ đợi mãi không chịu rời đi. 

Từ đó, bên cạnh sông Thiên Hà có thêm một vì sao và mọi người gọi đó là sao Ngưu Lang. Vì cảm thương tấm chân tình của Ngưu Lang, Vương Mẫu Nương Nương đã đồng ý cho hai vợ chồng gặp nhau mỗi năm một lần vào ngày 7 tháng 7 Âm lịch (Thất tịch).  

Ảnh: Thư Nguyễn

Ý nghĩa của ngày Lễ Thất tịch 7/7 Âm lịch

Câu chuyện tình yêu cảm động của Ngưu Lang - Chức Nữ được lưu truyền đến ngày nay. Do đó, cứ đến ngày 7/7 Âm lịch, Thất tịch được biết đến là ngày lễ Tình nhân của các nước phương Đông.

Ở mỗi quốc gia, ngày Thất tịch sẽ có những điểm khác biệt về ý nghĩa và phong tục tập quán. 

Thất tịch tại Trung Quốc, hay còn gọi là lễ Khất Xảo, là ngày lễ diễn ra vào đêm mùng 7/7 Âm lịch. Theo đó, nhiều người phụ nữ sẽ cầu nguyện để có được đôi bàn tay khéo léo. Đối với những cô gái trẻ, họ thường trưng bày các vật dụng nghệ thuật tự tạo để cầu mong lấy được chồng tốt. 

Tại Nhật Bản, lễ Thất tịch được gọi với cái tên là lễ Tanabata. Trong ngày này, người Nhật sẽ viết những ước nguyên của bản thân trên mảnh giấy đầy màu sắc Tanzaku. 

Sau đó, họ sẽ treo lên cành trúc trước cửa nhà để mong cầu những may mắn, vụ mùa bội thu và sự thịnh vượng. Còn những bạn trẻ chưa có người yêu sẽ tới các đền thờ trong ngày lễ Tanabata để mong sớm tìm được một nửa cho mình. 

Trong văn hoá của người Hàn Quốc, lễ Thất tịch được gọi là lễ Chilseok và trong lễ hội sẽ có thêm rất nhiều bí ngô, dưa chuột và dưa hấu. Bên cạnh đó, người Hàn cũng sẽ thường tắm và ăn bánh mì nước vào lễ Chilseok với mong muốn có được sức khoẻ tốt.

Lễ Thất tịch ở Việt Nam còn được gọi là ngày ông Ngâu, bà Ngâu. Sở dĩ được gọi với cái tên này bởi trời thường mưa rả rích trong ngày này nên người ta gọi là mưa ngâu. 

Vào ngày này, những cặp đôi yêu nhau thường đến chùa lễ Phật và mong cầu cho tình duyên bền vững, son sắt. Riêng những người độc thân sẽ ăn chè đậu đỏ với tâm nguyện đường tình duyên hanh thông.  

chọn
Lãnh đạo ngành địa ốc nói gì về ba luật mới?
Các doanh nghiệp địa ốc bước vào mùa ĐHĐCĐ năm 2024 trong bối cảnh ba luật lớn về bất động sản vừa được thông qua. Cùng điểm lại những góc nhìn của lãnh đạo Vinhomes, Đạt Phương, Lideco... xoay quanh sự tác động của các luật này.