Lễ Thất tịch ăn gì? Gợi ý 5 món ăn truyền thống của lễ Thất tịch

Ngoài việc tham gia các hoạt động thú vị, người dân của các quốc gia Á Đông còn hưởng ứng lễ Thất Tịch bằng cách thưởng thức những món ăn truyền thống. Nếu vẫn chưa biết lễ Thất tịch ăn gì, bạn có thể tham khảo 5 món ăn truyền thống của ngày lễ này trong bài viết sau.

Lễ Thất tịch ăn gì: 5 món ăn lễ Thất tịch phổ biến nhất ở Trung Quốc

Lễ Thất Tịch là một trong những ngày lễ quan trọng với nhiều hoạt động truyền thống và phong tục độc đáo của các quốc gia thuộc nền văn hóa Á Đông, đặc biệt là Trung Quốc.

Trong đó, việc thưởng thức những món ăn truyền thống trong ngày lễ này cũng mang theo nhiều ý nghĩa đặc biệt liên quan đến chuyện tình duyên.

Cùng tìm hiểu về những món ăn truyền thống được ưa chuộng nhất trong ngày Lễ Thất Tịch ở Trung Quốc sau đây, để biết được lễ Thất tịch ăn gì và khám phá thêm nhiều món ăn đặc trưng khác.

Bánh xảo quả (qiaoguo)

Bánh xảo quả (hay còn được gọi là Qiaoguo tại Trung Quốc) chính là món ăn đặc trưng không thể thiếu trong ngày lễ Thất tịch của “xứ sở Trung Hoa”.

Món ăn này có các nguyên liệu chính là bột mì, mè vừng, đường và mật ong và được chế biến bằng cách bọc một lớp bột xung quanh phần nhân mè, sau đó đem đi nướng và bày ra đĩa.

Tương truyền, món ăn này do một thiếu nữ tên Tiểu Xảo nghĩ ra và thường làm vào ngày Thất Tịch với mong muốn Ngưu Lang – Chức Nữ sớm quay trở về đoàn tụ bên nhau.

Vì cảm động trước tấm chân tình của Tiểu Xảo, Ngọc Hoàng đã ban cho nàng một mối lương duyên. Sau này, nhiều cô gái đã học theo Tiểu Xảo, làm món bánh này vào dịp Thất Tịch với mong muốn sớm tìm được người trong mộng.

Ở các vùng nông thôn của Thượng Hải, có một phong tục được lưu truyền là những người phụ nữ mới kết hôn sẽ mang bánh xảo quả về nhà chồng vào ngày Thất tịch để cầu cho vợ chồng thuận hòa, gia đình êm ấm.

Vào dịp lễ hội này, mọi người cũng có thể tặng bánh xảo quả cho bạn bè, gọi là “Song Qiao” với ý nghĩa là chúc cho người nhận có được sự khéo léo và thông minh trong cuộc sống.

Ảnh: Chinoy TV

Bánh gạo giòn (Jiang mi tiao)

Bánh gạo giòn (Jiang mi tiao) là một món ăn truyền thống đặc biệt trong ngày Thất tịch, có nguồn gốc từ thành phố Nam Kinh và đặc biệt phổ biến vào thập kỷ 80 và 90.

Thời gian trôi qua, món ăn này vẫn duy trì sự phổ biến và thường được sử dụng để thể hiện lời chúc ngọt ngào trong lễ Thất tịch.

Nguyên liệu chính để làm món bánh gạo giòn gồm có bột nếp, bột đậu, mạch nha và siro. Khi chế biến, người làm sẽ tạo thành những que bánh và đem đi chiên cho đến khi có vẻ ngoài giòn rụm, sau đó rắc thêm một chút đường lên trên.

Về ý nghĩa, món bánh gạo giòn này được xem như một lời chúc cho các cặp đôi có được một tình yêu ngọt ngào, viên mãn và hạnh phúc.

Ảnh: Chinoy TV

Sủi cảo

Một món ăn rất được ưa chuộng và luôn xuất hiện trong các dịp lễ quan trọng tại Trung Quốc là sủi cảo.

Đặc biệt, vào ngày lễ Thất tịch, người dân Trung Quốc thường bỏ thêm một số thứ vào phần nhân của sủi cảo, chẳng hạn như tiền xu, kim, chà là đỏ, nhãn,... và mỗi món sẽ tượng trưng cho một lời chúc khác nhau.

Theo truyền thống, những cô gái ăn sủi cảo có nhân đồng xu được tin sẽ phát triển tài năng văn chương, còn những người ăn sủi cảo có nhân kim sẽ có khả năng khéo léo, vượt qua khó khăn trong cuộc sống.

Xét về ý nghĩa cầu duyên, những ai ăn sủi cảo có nhân chà là đỏ được dự báo sẽ sớm tìm thấy tình yêu trong tương lai và bánh bao có nhân nhãn sẽ giúp bạn có được một cuộc hôn nhân hạnh phúc.

Ảnh: Serious Eats

Thịt gà

Lễ hội Thất tịch là dịp duy nhất trong năm mà cặp đôi Ngưu Lang - Chức Nữ có thể gặp nhau. Theo đó, người dân Trung Quốc quan niệm rằng nếu không có tiếng gáy của gà trống, mặt trời sẽ không mọc và cặp đôi Ngưu Lang - Chức Nữ sẽ không phải xa cách.

Vì vậy, trong ngày lễ này, thịt gà trống thường được chế biến thành nhiều món ăn ngon và xuất hiện trong các bữa ăn gia đình để cầu nguyện cho những người yêu nhau sẽ luôn gắn bó và không bao giờ chia lìa.

Ảnh: inf.news

Bánh pudding hai lớp đậu đỏ và sữa (shuang pi nai)

Một nhà thơ thời Đường có tên Vương Duy đã từng mô tả đậu đỏ như một biểu tượng của tình yêu, từ đó khiến cho loại đậu này trở thành một thành phần quan trọng trong ngày lễ Thất tịch.

Trong đó, một món tráng miệng được làm từ đậu đỏ mà bạn có thể thưởng thức trong ngày Thất Tịch là “shuang pi nai” hay còn được gọi là bánh pudding đậu sữa hai lớp.

Với vị ngọt ngào và hương thơm béo ngậy, món tráng miệng này có hình thức chế biến đơn giản giống như panna cotta và xuất phát từ vùng Quảng Đông.

Đây là một món ăn truyền thống rất thích hợp để bạn thưởng thức và chia sẻ với một nửa yêu thương của mình vào buổi hẹn hò lãng mạn trong ngày Thất tịch.

Ảnh: Daniel Food Diary

chọn
'Quy hoạch NOXH ở những khu vực quá xa trung tâm như Củ Chi là không khả thi'
Theo đại diện Ban Quản lý các Khu chế xuất và công nghiệp TP HCM, so với các dự án nhà ở thông thường, việc xây dựng NOXH phức tạp hơn. Chẳng hạn như việc chọn địa điểm xây dựng, nếu NOXH được quy hoạch ở những khu vực quá xa trung tâm như Củ Chi thì sẽ không khả thi do di chuyển hàng ngày bất tiện.