Ghép dị chủng, phương pháp cấy bộ phận giữa hai loài khác nhau đang đạt được những bước tiến quan trọng nhờ sự ra đời của công nghệ chỉnh sửa gene CRISPR. Những rào cản mà trước đây không thể vượt qua giờ trở nên dễ dàng hơn.
![]() |
Những chú lợn biến đổi gene khỏe mạnh đem đến cơ hội ghép tạng dị chủng cho con người. |
Có 2 vấn đề lớn mà các nhà khoa học phải giải quyết trước khi thực hiện cấy ghép. Đầu tiên, mặc dù nội tạng lợn có sự tương đồng cao giữa kích cỡ và chức năng bộ phận, chúng vẫn bị từ chối bởi hệ miễn dịch của con người.
Vấn đề trên được giải quyết bởi một số nhà khoa học trong đó có những người đi đầu về nghiên cứu ghép dị chủng, Joseph Tector và David Cooper thuộc đại học Alabama tại Birmingham (Mỹ). Cả 2 nhà khoa học đã tìm ra gene mấu chốt của lợn, nhân tố gây ra sự từ chối của cơ thể người. Sử dụng công nghệ chỉnh sửa gene CRISPR, nhóm đàn áp các gene nói trên để đã tạo ra những chú lợn có thể hiến tạng cho con người trong thử nghiệm sắp tới.
Một rào cản lớn khác mà các nhà khoa học phải đối mặt đó là loại bỏ virus có trong các loài động vật có tên nội sinh lợn (PERV). Chúng là tàn dư của các loại bệnh cổ xưa không gây hại cho lợn nhưng có thể là mối nguy đối với con người, đặc biệt đối với những người bị kìm hãm hệ miễn dịch để thực hiện cấy ghép.
Vượt qua rào cản nói trên, các nhà nghiên cứu tới từ đại học Havard và công ty Egeneesis có trụ sở tại Massachusetts đã tạo ra lợn biến đổi gene khỏe mạnh không có PERV. Dự án đã tìm và vô hiệu hóa 25 gene có vai trò kích hoạt PERV, cho phép lợn mẹ mang thai và sinh ra các chú lợn con không mang virus nguy hiểm.
![]() |
Hai vấn đề được giải quyết bởi công ty egeneesis. |
Công nghệ chỉnh sửa gene CRISPR được kỳ vọng thúc đẩy nghiên cứu cấy ghép dị chủng, mở ra cơ hội cho những người cần thay thế nội tạng và giảm thiểu nạn buôn bán người.
![]() | Người uống bia điều độ có xu hướng sáng tạo hơn bình thường Nghiên cứu trên 80 tình nguyện viên cho thấy nếu uống bia điều độ với lượng nhất định, tính sáng tạo của người dùng tăng ... |
![]() | Protein tạo ra từ điện xóa tan nỗi lo an ninh lương thực toàn cầu Các nhà khoa học Phần Lan đã tạo thành công protein từ điện và carbon dioxide, mang đến giải pháp cho vấn đề an ninh ... |
![]() | Người trẻ thời điện thoại thông minh tự tử và trầm cảm nhiều hơn Thanh thiếu niên sinh ra trong thời đại của điện thoại thông minh có tỷ lệ tự tử hoặc trải nghiệm trầm cảm cao hơn ... |