Lời khuyên để ăn gạo lứt tốt cho sức khỏe

Gạo lứt được xem như một thần dược chữa bệnh, giảm cân được nhiều người tin dùng. Thế nhưng không phải ai cũng có thể sử dụng và hiểu hết về công dụng của món ăn bổ dưỡng này.

Gạo lứt là loại gạo nguyên cám với vỏ ngoài duy nhất được loại bỏ nên hạt gạo giữ lại được rất nhiều loại vitamin nhóm B như B1, B2, B6, vitamin E, magie, mangan, sắt. Đây là loại thực phẩm chứa nhiều chất xơ và vitamin B1 giúp cơ thể no lâu và tốt hơn cho đường ruột.

loi khuyen de an gao lut tot cho suc khoe
Sử dụng gạo lứt đúng cách giúp người dùng đạt được những hiệu quả

Chính vì nhiều tác dụng nên thời gian gần đây, gạo lứt được xem như "thần dược" được nhiều người mua về sử dụng để thay thế cho gạo trắng. Tuy nhiên, theo Ths.BS.TTƯT Doãn Thị Tường Vi (nguyên Trưởng khoa Dinh Dưỡng, BV 198), dù gạo lứt rất tốt nhưng mỗi tuần chỉ nên ăn 2-3 lần như một loai thực phẩm chức năng. Nếu ăn hàng ngày, lâu dài sẽ gây ra tình trạng nặng bụng, khó tiêu.

Đặc biệt không phải ai cũng có thể ăn loại gạo lứt này. Với những người có sức khỏe bình thường, ăn gạo lứt hợp lí, đúng cách sẽ giúp cải thiện sức khỏe. Thế nhưng với những người dùng gạo lứt để trị bệnh thì nên ăn kèm với muối mè vì nó cung cấp cho cơ thể một lượng acid béo, không no cần thiết cho người ăn.

Đối với trẻ em, người cao tuổi, thể trạng yếu, gầy gò, phụ nữ đang mang thai cần bồi bổ sức khỏe thì không nên ăn gạo lứt thường xuyên, gây suy giảm sức khỏe và thiếu chất, vitamin.

Còn theo Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA), trẻ em và người lớn nên có một chế độ dinh dưỡng lành mạnh, hợp lí bao gồm nhiều thực phẩm ngũ cốc để giảm lượng asen từ gạo vào cơ thể. Do đó, lạm dụng gạo lứt dài hạn có thể dẫn đến bệnh mãn tính. Nghiêm trọng là có thể dẫn đến tiểu đường loại 2 và bệnh tim.

Lưu ý khi ăn gạo lứt an toàn

Giống như các loại thực phẩm khác, việc dùng gạo lứt chỉ tốt khi gạo sạch, tức là không chứa tồn dư chất hóa học. Vì vậy, chỉ nên ăn gạo còn mới bán nơi có địa chỉ uy tín, nên chọn loại được bảo quản trong bao bì hút chân không hoặc giấy bạc, tránh để gạo tiếp xúc trực tiếp với nắng, môi trường.

Ngoài ra, Vitamin B1 dễ hòa tan trong nước, nên trong quá trình sử dụng nếu ngâm quá lâu hoặc vo gạo kỹ, lượng vitamin đó sẽ không còn. Trong quá trình nấu, nếu mở vung, vitamin sẽ bay hết.

Ngoài ra, gạo lứt ăn rất cứng, nên cần phải ngâm trước khi nấu, thời gian thường là 10-36 giờ tùy loại gạo. Khi nấu gạo lứt cũng phải cho nhiều nước hơn nấu gạo trắng. Thời gian nấu lâu hơn, người sử dụng phải nhai từ từ, không thể ăn nhanh nên tiêu thụ ít hơn, cảm giác no lâu hơn.

XEM THÊM

loi khuyen de an gao lut tot cho suc khoe Gợi ý thực đơn với gạo lứt và kinh nghiệm giúp tăng cơ, giảm mỡ của cô gái 23 tuổi

Theo đuổi chế độ ăn Healthy Eat Clean hơn 1 năm, cô gái 23 tuổi Bảo Trâm (TP HCM) thay đổi khá nhiều về ngoại ...

loi khuyen de an gao lut tot cho suc khoe Có phải gạo dược liệu sẽ chữa khỏi bệnh ung thư?

Gạo dược liệu hay còn được gọi là gạo chức năng, “siêu gạo” hiện đang rất được ưa chuộng trên thị trường xuất khẩu lẫn ...

loi khuyen de an gao lut tot cho suc khoe Giảm cân từ gạo lứt: Cân nặng giảm, sức khỏe tăng

Chị Nguyễn Thùy Anh (Hà Nội) chia sẻ thực đơn giảm cân bằng gạo lứt, vừa có tác dụng giữ vóc dáng cân đối, vừa cải ...

chọn
Địa phương được dự báo là 'thủ phủ công nghiệp' mới ở phía nam vừa hút hơn 1,5 tỷ USD vốn ngoại sau một quý
Quý I/2024, Bà Rịa - Vũng Tàu đã thu hút 13 dự án FDI với tổng vốn đầu thu thu hút hơn 1,56 tỷ USD và 10 dự án trong nước với tổng đầu tư thu hút gần 25.000 tỷ đồng.