Luật sư: Thuế Tài sản cần có nhưng phải xét đến mục đích sử dụng

Dự thảo về Luật Thuế Nhà, Đất của Bộ Tài chính (Thuế Tài sản) đang gây nhiều tranh cãi vì có khả năng ảnh hưởng đến đại đa số các tầng lớp trong xã hội.
luat su thue tai san can co nhung phai xet den muc dich su dung Những tính toán của Bộ Tài chính chứng minh cho việc 'thuế tài sản phải nộp không lớn'
luat su thue tai san can co nhung phai xet den muc dich su dung Đánh thuế nhà trên 700 triệu đồng: Tránh ảnh hưởng đến giao dịch bất động sản

Để có cái nhìn so sánh, đa chiều hơn về các quy định của loại thuế nhà đất, chúng tôi đã có bài phỏng vấn Luật sư Nguyễn Sơn Tùng (luật sư Điều hành của Legal United Law) - là luật sư đã hành nghề luật ở nước ngoài và đã từng đóng thuế nhà đất ở Mỹ.

luat su thue tai san can co nhung phai xet den muc dich su dung
Dự thảo Thuế tài sản sẽ đánh thuế vào nhà, đất trên 700 triệu đồng.

Thưa luật sư, là một người đã từng hành nghề luật ở nước ngoài, xin ông cho biết thuế tài sản ở nước ngoài họ quy định chung như thế nào?

Ls Nguyễn Sơn Tùng: Thuế tài sản hay còn gọi là thuế bất động sản ở nước ngoài, thuật ngữ tiếng Anh gọi chung là property tax hay real estate tax, đây là loại thuế đánh vào quyền sở hữu tài sản của người sở hữu. Quyền sở hữu này tùy theo pháp luật các nước khác nhau mà phạm vi điều chỉnh được hiểu theo nghĩa rộng, bao gồm cả quyền khai thác hay quyền sử dụng.

Loại thuế này ở Việt Nam hiện chưa được áp dụng. Tuy nhiên, tại các nước phát triển thuế tài sản đã được áp dụng cách đây vài chục năm. Chúng ta cũng cần phân biệt, đây là loại thuế đánh trên quyền sở hữu tài sản là bất động sản. Ví như sở hữu nhà ở, đất, tòa nhà, công trình xây dựng tư nhân… chứ không phải đánh thuế liên quan đến các hoạt động mua bán, chuyển nhượng hay đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản.

Như ở Mỹ hay Úc, họ phân biệt thành phần nộp thuế, nếu là cá nhân sở hữu thì gọi là personal property tax, ngoài ra họ còn quy định pháp nhân sở hữu tài sản bất động sản cũng phải nộp loại thuế này.

Tại Việt Nam, các hoạt động mua bán, chuyển nhượng hay đăng ký sở hữu tài sản sẽ bị đánh thuế một lần vào thời điểm phát sinh giao dịch. Ở nước ngoài, thuế tài sản phải nộp hàng năm trong suốt thời kỳ sở hữu tài sản và cũng có thể phân kỳ để nộp hai lần trong năm.

luat su thue tai san can co nhung phai xet den muc dich su dung
Luật sư Nguyễn Sơn Tùng.

Theo thông lệ quốc tế, thu thuế tài sản để làm gì và loại thuế này có dùng để đóng góp vào ngân sách quốc gia hay không?

Tôi không có điều kiện để tìm hiểu hay so sánh nhiều nước khác nhau, ở đây tôi chỉ xin đề cập đến nước Mỹ và nước Úc là những nơi mà tôi có điều kiện làm việc và tìm hiểu sâu rộng. Chính quyền hai nước trên dùng nguồn thu từ loại thuế này cho các mục đích công cộng và phát triển cộng đồng nhằm hỗ trợ, phát triển cộng đồng địa phương nơi có hoạt động thu thuế.

Ví như họ dùng thuế này để chi tiêu cho mục đích xây dựng, sửa chữa đường xá, làm công viên, xử lý nước, đầu tư vào hệ thống phòng cháy chữa cháy, chi trả một phần cho lực lượng cảnh sát hay các cơ quan thực thi, bảo vệ pháp luật, dùng cho hoạt động xây dựng trường học, bệnh viện, thư viện hay kể cả là dọn tuyết trên đường phố hay chăm sóc, bảo vệ động vật hoang dã …

Thuế tài sản họ thu sẽ về nguồn ngân sách của chính quyền địa phương, và thuế suất (tax rate) của mỗi bang hay thành phố thuộc bang hay khu vực thuộc thành phố là không giống nhau, mức thuế suất này sẽ do chính quyền địa phương quyết định nhằm đảm bảo sự công bằng cho từng khu vực mà người nộp thuế sinh sống hay có tài sản sở hữu.

Thuế tài sản ở nước Mỹ hay nước Úc được tính trên cơ sở nào, thưa luật sư? Và đâu là sự khác biệt so với cách tính thuế theo dự thảo của Bộ Tài chính?

Thuế tài sản ở Mỹ sẽ được tính trên giá trị tài sản được định giá (the tax base is the assessed value of the property) nhân với thuế suất và trừ đi các khoản miễn giảm (nếu có). Tôi ví dụ như ở bang Texas - Hoa Kỳ, thuế suất trung bình cho thuế tài sản năm 2018 là 1,94% (nơi áp thuế cao hàng thứ 4 ở toàn nước Mỹ), bang Florida thuế suất trung bình là 0,97%.

Ở Mỹ hàng năm chính quyền địa phương đều định giá lại giá trị tài sản để làm cơ sở chuẩn trong tính thuế và mức thuế suất theo đó cũng luôn dao động và tùy thuộc vào cân đối trong tổng thể nguồn thu và chi riêng liên quan đến loại thuế này của từng địa phương.

Ở Úc ví như ở bang New South Wales, giá trị tài sản lên đến 549.000 AUD thì số thuế phải nộp được ấn định một số tiền cụ thể là 100 AUD nhưng nếu có giá trị tài sản từ 549.000 AUD đến 3.357.000 AUD thì số thuế họ phải nộp là 1,6% của giá trị vượt quá 422,308 AUD. Nói chung, ở Úc họ có áp dụng nguyên tắc giá trị tài sản càng cao thì số thuế phải nộp càng nhiều, đương nhiên có khống chế mức trần phải nộp.

Tại Việt Nam, tôi thấy trong dự thảo của Luật Thuế Nhà, Đất (lần thứ 2) do Bộ Tài chính đang xin ý kiến với phương án 1 là: Căn cứ tính thuế đối với nhà ở là diện tích nhà ở chịu thuế và mức thuế tuyệt đối trên 1m2 chịu thuế của từng cấp nhà và phương án 2 (tách biệt giá nhà ở và đất ở) là:

Căn cứ tính thuế đối với nhà ở là giá tính thuế và thuế suất, với căn cứ tính thuế đối với đất là giá tính thuế và thuế suất. Căn cứ tính thuế này lại được áp dụng chung cho cả nước, chứ không áp dụng riêng cho từng địa phương.

Nếu có sự so sánh tạm thời với các thông tin sơ bộ mà tôi nêu ở trên, thì cách tính thuế do Bộ Tài chính đang dự thảo chưa linh hoạt. Tôi cho rằng do điều kiện phát triển kinh tế không giống nhau tại mỗi địa phương nên các tỉnh thành khác nhau tại Việt Nam cần có các mức thuế suất được áp dụng khác nhau thay vì quy định một mức chung như hiện nay.

luat su thue tai san can co nhung phai xet den muc dich su dung
Do điều kiện phát triển kinh tế không giống nhau tại mỗi địa phương nên các tỉnh thành khác nhau của Việt Nam cần có các mức thuế suất được áp dụng khác nhau thay vì quy định một mức chung như hiện nay.

Ông có nhắc đến miễn giảm vậy thuế tài sản ở nước ngoài, xin ông đưa ra một ví dụ về trường hợp miễn giảm. Và,quy định trong Dự thảo về miễn giảm thuế của Bộ Tài chính?

Nhìn chung, bất kỳ chính sách hay đạo luật về thuế nào cũng đều có các quy định về miễn, giảm thuế.

Ở các nước phát triển, miễn hay giảm thuế được tính trên tổng giá trị của tài sản, bao gồm cả phần diện tích nhà và diện tích đất, chứ không tính riêng các điều kiện miễn đối với chỉ phần đất ở (mà phải là đất ở trong hạng mức) như trong dự thảo của Bộ Tài chính. Trong dự thảo, điều kiện miễn đa phần xét đến nguồn gốc đất hay vị trí mà khu đất được tọa lạc chứ chưa xét đến các yếu tố nhân văn hơn.

Ở một số nước trên thế giới và Việt Nam, các tài sản có liên quan đến nhà và đất được xây dựng trại mồ côi, trại cai nghiện, viện dưỡng lão… thì được miễn. Riêng ở Mỹ không thu thuế đối với người người già, ví như với những người có độ tuổi từ 64 tuổi trở lên thì không phải nộp loại thuế này.

Hay ở Úc, về nguyên tắc, căn nhà do chủ nhà sở hữu và đang sinh sống trong chính căn nhà đó thì không phải nộp thuế đất. Người dân Úc chỉ nộp thuế nếu căn nhà hay phần đất mà họ sở hữu phát sinh lợi nhuận từ hoạt động đầu tư.

Ông có cho rằng có sự “chồng thuế” khi Nhà nước tiến hành thu loại thuế này hay không? Và ở nước ngoài nếu không đóng loại thuế này thì người nộp thuế bị chế tài những gì?

Xét về mặt học thuật hay lý luận, tôi không cho rằng có sự chồng thuế nào cả vì khi đối chiếu với luật thuế ở các nước tôi thấy họ vẫn có các loại thuế như tương tự như ở nước ta, kể cả nhiều hơn ở ta khi điều chỉnh liên quan đến tài sản là bất động sản. Bản thân thuế tài sản, có một nguyên tắc là nếu ai sở hữu càng nhiều số lượng bất động sản thì sẽ càng bị đánh thuế tương ứng với số lượng tài sản sở hữu.

Đây là một loại thuế mới ở Việt Nam nên tôi cho rằng chưa có những cái loại thuế hay những khoản thu tương tự nên không thể đánh giá là chồng thuế được.

Ở Mỹ nếu người sở hữu không đóng loại thuế này thì không bị coi là trốn thuế và không bị xử lý hình sự nhưng sẽ bị phạt thuế rất nặng, nếu nợ thuế dài hạn thì sẽ bị tòa án hay cơ quan nhà nước cấp thành phố (tùy vào từng tiểu bang) ra lệnh bán căn nhà để thu hồi thuế.

luat su thue tai san can co nhung phai xet den muc dich su dung
Thuế Tài sản cần có nhưng phải xét đến mục đích sử dụng

Vậy quan điểm của luật sư như thế nào khi đa số người dân phản đối về thuế tài sản do Bộ Tài chính đang lấy ý kiến?

Tôi ủng hộ loại thuế này và cho rằng luật thuế này nên cần có trong danh mục các luật thuế của Việt Nam nếu Nhà nước đưa ra thời điểm phù hợp để áp dụng, có cách tính thuế phù hợp và công bằng cho người nộp thuế.

Những khoản thu của loại thuế này hay phần lớn của khoản thu này phải được thu và hạch toán riêng cho ngân sách địa phương nhằm sử dụng cho mục đích để phát triển cộng đồng và dung cho các mục đích công tại các địa phương.

Nếu nhà nước làm được điều này tôi tin rằng đại đa số người dân sẽ ủng hộ thay vì phản đối như hiện nay. Cái người dân phản đối tôi nhìn nhận là do mất niềm tin hay đơn thuần là bởi yếu tố tâm lý, bởi khi người dân bị tăng thêm một loại thuế phải nộp trong khi đó họ lại không giám sát hay có thể biết được khoản thu thuế này sẽ được sử dụng như thế nào và khoản thu này sẽ phục vụ cho ai. Nếu người dân có quyền lợi sát sườn và được hưởng lợi trực tiếp từ việc nộp thuế, chắc chắn họ sẽ đồng thuận.

Xin cảm ơn luật sư đã chia sẻ các thông tin hữu ích và đa chiều này!

luat su thue tai san can co nhung phai xet den muc dich su dung Đánh thuế nhà trên 700 triệu đồng: Không có lợi trong thời điểm hiện nay

“Đưa thuế nhà ở vào lúc này là không phù hợp, gây nhiều tác động bất lợi cho phát triển kinh tế, cho phát triển ...

chọn
Incomex thoát lỗ 2024 nhờ khoản lãi đột biến, đang bắt tay với công ty con BIM Group làm dự án ở Vĩnh Phúc và Long Biên
Quý IV/2024, Incomex bất ngờ ghi nhận khoản lợi nhuận khác 5,7 tỷ đồng, nhờ đó thoát lỗ trong năm 2024. Doanh nghiệp hiện đang bắt tay với Catalan Land để hồi sinh dự án Xuân La, đồng thời hợp tác với công ty con của BIM Group đầu tư hai dự án bất động sản ở TP Phúc Yên và quận Long Biên.