Lương tối thiểu vùng được đề xuất mức tăng 6,5% trong năm 2020

Theo đề xuất mới đây của Hội đồng Tiền lương quốc gia tại phiên họp thứ nhất đã chốt phương án tăng lương tối thiểu vùng trong năm 2020 là 6,5%.

Sáng 14/6, Hội đồng Tiền lương quốc gia tổ chức phiên họp Hội đồng về phương án tiền lương tối thiểu vùng năm 2020, dưới sự chủ trì của Thứ trưởng Bộ LĐTB&XH Doãn Mậu Diệp, Chủ tịch Hội đồng Tiền lương quốc gia.

hd-tienluong-qg-hop-l1-14-6-15604821621811195186808

Hội đồng tiền lương quốc gia đã chốt phương án tăng lương tối thiểu vùng năm 2018 là 6,5%. (Ảnh: Thu Hằng/Thanh niên).

Phát biểu khai mạc phiên họp, Chủ tịch Hội đồng Tiền lương quốc gia Doãn Mậu Diệp cho biết, năm nay phiên họp của Hội đồng được tổ chức sớm hơn mọi năm, việc đàm phán tiền lương dự kiến kết thúc vào tháng 7/2019.

Bộ LĐTB&XH cũng đã làm việc với Tổng cục Thống kê về số liệu, mức sống tối thiểu để Hội đồng Tiền lương quốc gia có cơ sở xem xét, quyết định mức lương tối thiểu vùng năm 2020.

Theo khảo sát của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, với mức tăng lương tối thiểu vùng năm 2019 là 5,3%, đời sống của người lao động ngày càng được cải thiện.

Đáng chú ý, ở nhóm có lương cao hơn lại có mức tăng thấp hơn, trong khi ở nhóm có mức lương thấp lại tăng cao hơn. Điều này chứng tỏ mức điều chỉnh ngày càng tiệm cận dần với nhu cầu sống tối thiểu.

Tuy nhiên, trên thực tế, mức tăng này mới chỉ đáp ứng khoảng 95% nhu cầu sống tối thiểu của người lao động. Đời sống của một bộ phận công nhân hiện nay vẫn còn gặp nhiều khó khăn.

Đề xuất mức lương tối thiểu vùng năm 2020, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đưa ra 2 phương án tăng lương.

Theo đó, phương án 1 có mức tăng 8,18% (tăng 180.000 đồng đến 380.000 đồng); phương án 2 có mức tăng 7,06% (tăng từ 160.000 đồng đến 330.000 đồng).

Theo ông Lê Đình Quảng, thành viên Hội đồng Tiền lương quốc gia, Phó Trưởng ban Quan hệ Lao động, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, tình hình kinh tế năm 2019 thuận lợi cho việc tăng lương tối thiểu 2020.

Mục tiêu đưa mức lương tối thiểu đáp ứng mức sống tối thiểu đã được quy định rõ trong Nghị quyết số 27-NQ/TW về cải cách chính sách tiền lương. Việc cần làm là "lấp đầy" khoảng trống chênh lệch giữa lương tối thiểu và mức sống tối thiểu.

Phó Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) Hoàng Quang Phòng cho biết, hơn 20 hiệp hội doanh nghiệp trong và ngoài nước đã đề nghị VCCI không chọn phương án tăng lương tối thiểu vùng 2020.

Về cơ bản, các doanh nghiệp đã trả lương cao hơn mức lương tối thiểu vùng 2019 được đề xuất tăng 5,3%, cụ thể: 72,5% doanh nghiệp đã điều chỉnh tăng trên 6%; 2,1% doanh nghiệp tăng 5,9%.

Đồng thời, việc điều chỉnh lương tối thiểu chỉ có ý nghĩa là điều chỉnh các phần có liên quan chứ không có ý nghĩa nhiều đối với mức lương tối thiểu của người lao động.

"Trong khi đó, tăng lương tối thiểu lại làm tăng các chi phí của doanh nghiệp trong bối cảnh đang cắt giảm nhiều chi phí để cạnh tranh" - ông Hoàng Quang Phòng nói.

luong78_xley

Chủ tịch Hội đồng Tiền lương quốc gia Doãn Mậu Diệp: phương án tăng 6,5% được nhiều thành viên lựa chọn. (Ảnh: TTXVN).

Theo Chủ tịch Hội đồng tiền lương quốc gia Doãn Mậu Diệp, 2 phương án cuối cùng để đưa vào bỏ phiếu là tăng 6,5% và 7%. Kết quả, phương án tăng 6,5% được nhiều thành viên lựa chọn.

Cụ thể, vùng 1, lương tối thiểu tăng 230.000 đồng, từ 3,75 triệu đồng lên 3,98 triệu đồng. Vùng 2, tăng 210.000 đồng, từ 3,32 triệu đồng lên 3,53 triệu đồng. Vùng 3, tăng 190.000 đồng từ 2,9 triệu đồng lên 3,09 triệu đồng. Vùng 4 tăng 180.000 đồng, từ 2,58 triệu đồng lên 2,76 triệu đồng.

Ông Doãn Mậu Diệp cho biết: "Chúng tôi khá hài lòng với kết quả trên. Từ các phương án tăng lương tối thiểu có mức chênh lệch khá cao, đại diện người lao động và đại diện chủ sử dụng lao động đều đã giảm dần và bước vào phiên họp lần 3 thái độ thiện chí.

Hai bên đã cùng chia sẻ, cân nhắc đến các yếu tố tiền lương tối thiểu đảm bảo mức sống tối thiểu, chia sẻ lợi nhuận, tốc độ tăng trưởng kinh tế, mong muốn doanh nghiệp có tích lũy, có việc làm cho người lao động để lâu dài tiền lương tối thiểu có thể tăng nhiều hơn".

chọn
Nơi quy hoạch tổ hợp nhà ở của HanoiHouse tại ngã tư Nguyễn Phong Sắc - Tô Hiệu
Tại góc ngã tư Nguyễn Phong Sắc - Tô Hiệu có một khu đất hơn 0,2 ha, được quy hoạch cho dự án nhà ở thấp tầng và cao tầng. Chủ cũ của dự án này trước đây là Indeco, sau nhiều năm chậm triển khai đã chuyển giao cho chủ mới là HanoiHouse.