Nấm hương hàm chứa một chất hương thơm đặc biệt, đó là adenine, vì vậy nấu món ăn với nấm hương có hương vị rất thơm ngon. Thành phần dinh dưỡng của nấm hương rất cao, hàm chứa phong phú protein, có đến 9 loại acid amin, sắt, vitamin B, Egosterol có thể chuyển hóa thành vitamin D, ngăn ngừa phòng chống thiếu máu, cao huyết áp và loãng xương hữu hiệu. Đây cũng là thức ăn lý tưởng cho những người trẻ bị suy dinh dưỡng.
Ngoài ra, nấm hương còn hàm chứa nhiều loại đường giúp nâng cao cơ năng miễn dịch cho cơ thể, chất ARN sợi kép có thể phân tách ra, có thể can thiệp vào sự phát triển của tế bào ung thư và virus.
(Ảnh: SundayMore) |
Nấm linh chi có chứa nhiều chất polysaccharides giúp tăng cường sức đề kháng cho cơ thể, cân bằng trao đổi chất, thúc đẩy quá trình tổng hợp axít nucleic và protein. Thêm vào đó, nấm linh chi còn chứa nhiều axít ganoderic thuộc nhóm các chất tự nhiên được gọi là triterpens. Các thành phần này sẽ giúp lưu thông máu tốt, làm giảm cholesterol xấu ở trong máu, giảm huyết khối (nguyên nhân gây nên các cơn đau tim, cao huyết áp và tai biến mạch máu).
Ngoài ra, còn có tác dụng trị đau nhức, chống dị ứng, kháng viêm, kháng khuẩn, chống ung thư...Nấm linh chi là dược thảo bổ sung cho sức khỏe có tác dụng tốt cho mọi lứa tuổi, kể cả trẻ em và phụ nữ mang thai.
Nấm linh chi còn có tác dụng bảo vệ gan không bị thương tổn, giúp giải độc tố và mang lại sức sống cho cơ thể. (Ảnh: dep.menard) |
Nấm rơm chứa nhiều chất đạm, chất béo, chất bột đường, chất xơ và rất nhiều yếu tố vi lượng như canxi, sắt, photpho, các vitamin A, B1, B2, C, D, PP…Với thành phần dinh dưỡng khá phong phú, nấm rơm không chỉ là thức ăn tuyệt vời mà còn là thực phẩm chữa bệnh béo phì, rối loạn lipid máu, tiểu đường, xơ vữa động mạch và tăng huyết áp.
Theo Đông y, nấm rơm có vị ngọt, tính hàn có công năng bổ tỳ, ích khí, tiêu thực, khử nhiệt, tăng sức đề kháng, hạ cholesterol máu, chữa bệnh xuất tinh sớm, gan nhiễm mỡ, suy giảm trí nhớ và giúp tăng cường sức khỏe. Ngoài ra, nấm rơm còn có khả năng hỗ trợ điều trị cấc vết lở loét ở miệng, cơ thể suy nhược và bệnh suy giảm trí nhớ…
(Ảnh: Trieuphunongdan) |
Nấm sò là một trong những nguồn thực phẩm bổ dưỡng quý giá với hàm lượng protein cao, thành phần axít amin phong phú với đủ các loại axít amin không thay thế. Bên cạnh đó, nấm sò còn chứa nhiều gluxit, vitamin, khoáng chất, axít béo (chủ yếu là axít không no và axít hữu cơ)...
Ngoài giá trị dinh dưỡng, nấm sò còn có nhiều đặc tính của biệt dược, có khả năng phòng ngừa và điều trị các bệnh như làm hạ huyết áp, chống béo phì, chữa bệnh đường ruột, loại bỏ các tế bào máu xấu và bệnh ung thư.
(Ảnh: Biovegi) |
Nấm mèo là thức ăn, vị thuốc bổ dưỡng cho người khí huyết suy kém. Ăn nấm mèo sẽ giúp ngăn chặn được bệnh tắc hoặc vỡ mạch máu ở người tăng huyết áp, hạn chế tai biến nhồi máu cơ tim; nấm mèo giúp máu lưu thông toàn thân, đưa máu lên não đầy đủ hơn nên duy trì trí nhớ tốt.
Nấm mèo cũng có tác dụng giảm cholesterone trong máu, và góp phần kiểm soát cân nặng, rất tốt với những người thừa cân, béo phì.
(Ảnh: phongphufood) |
Nấm có hình dáng khá đặc biệt, mép xung quanh nón nấm nhô lên cao trong khi phần đỉnh giữa lại lõm xuống và màu sắc toàn thân nấm màu vàng mơ hay màu lòng đỏ trứng gà nên được gọi là nấm mỡ gà.
Thân cây nấm thuộc chất thịt, màu trắng ngả vàng, ăn có vị ngọt, nhiều chất dinh dưỡng. Đặc biệt nấm mỡ gà có hoạt tính chống ung thư, có tác dụng khống chế các tế bào gây ung thư.
(Ảnh: Lẩu Nấm Gia Khánh) |
Nấm kim châm hàm chứa đại lượng protein và chất xơ, không những có mùi vị thơm ngon mà còn chất xơ trong nấm giúp thúc đẩy dạ dày, đường ruột nhu động, phòng chống táo bón và béo phì, công hiệu cực tốt.
Ngoài ra, chất kẽm và kali có trong nấm kim châm rất hữu ích cho người già và bệnh nhân tăng huyết áp. Loại nấm này cũng chứa một chất có tác dụng chống ung thư rất hiệu quả.
Nấm kim châm là nguyên liệu phổ biến được sử dụng trong nhiều món ăn. (Ảnh: Vào bếp) |
Nấm mỡ rất giàu đạm, nguyên tố vi lượng và nhiều loại axít amin quý có tác dụng ức chế tụ cầu vàng, trực khuẩn thương hàn và trực khuẩn E.coli.
Theo Đông y, nấm mỡ có công dụng bổ tỳ, nhuận phế, hóa đàm, tiêu thực. Đây là loại thực phẩm thích hợp cho những người chán ăn, mệt mỏi do tỳ vị hư yếu, sản phụ thiếu sữa, người viêm phế quản mạn tính, viêm gan mạn tính và mắc hội chứng suy giảm bạch cầu. Ngoài ra, nấm mỡ còn có tác dụng kháng ung thư và giúp tăng cường hệ thống miễn dịch cho cơ thể.
Trong bữa ăn hằng ngày, nấm mỡ được sử dụng dưới nhiều hình thức khác nhau. Tuy nhiên, để phát huy tối đa tác dụng của nó và tạo cho món ăn có hương vị thơm ngon, người ta thường phối hợp nấm mỡ với nhiều loại thực phẩm khác.
(Ảnh: Nông trại hữu cơ) |
NHỮNG LOẠI NẤM TUYỆT ĐỐI KHÔNG NÊN ĂN - Không ăn nấm có màu sắc sặc sỡ, có mùi thơm hấp dẫn vì nấm này thường là nấm độc. Không ăn các loại nấm hoang dại vì rất khó phân biệt. - Không ăn loại nấm nếu khi cắt, vết cắt có rỉ ra chất trắng như sữa. - Không ăn nấm khi không rõ địa chỉ vì nấm có độc rất giống nấm ăn (nấm trồng), rất khó phát hiện nhưng nếu quan sát kỹ sẽ thấy gốc có bao và có vòng cổ. - Không ăn cùng lúc nhiều loại nấm vì ngoài việc đề phòng lẫn nấm độc còn vì nhiều loại nấm nấu cùng sẽ gây phản ứng hóa học dễ gây ngộ độc. - Không ăn nấm khi uống rượu vì có một số loại nấm dại tuy không độc nhưng có chứa những thành phần gây ra phản ứng hóa học với thành phần trong rượu nên dễ gây ngộ độc. |
Nông sản khô và nguy cơ nhiễm nấm độc | |
Những loại nấm độc gây tử vong | |
Cách xử trí và phòng ngừa ngộ độc nấm |