GandCrab được lây lan bằng cách gửi cho nạn nhân một email giả mạo, với nội dung thúc giục nạn nhân mở file văn bản đính kèm trong email. Thực chất file đính kèm này có chứa virus, nếu nạn nhân mở file, máy tính sẽ bị nhiễm mã độc.
Sau khi lây nhiễm, mã độc sẽ mã hóa toàn bộ dữ liệu của người dùng, dữ liệu khi bị mã hóa sẽ không thể mở được.
Mail đòi tiền chuộc của mã độc (Ảnh BKAV) |
Theo đó, người dùng sẽ nhận được thông báo đòi tiền chuộc để giải mã file dữ liệu với số tiền từ 200 USA đến 1.200 USA tùy theo số file bị mã hóa.
Hiện tại, theo thống kê của BKAV có gần 4.000 máy tính cá nhân của người dùng Việt Nam bị mã độc này tấn công, chưa ghi nhận trường hợp nào của các tổ chức và cơ quan nhà nước.
Máy tính cá nhân của người dùng sẽ bị mã hóa dữ liệu khi bị virus này tấn công (Ảnh minh họa) |
Cũng theo BKAV, để phòng ngừa, người dùng cần cài đặt phần mềm diệt virus thường trực trên laptop của mình và tuyệt đối không mở các file đính kèm từ các mail lạ.
Được biết biến thể mới của mã độc GrandCrab tại Việt Nam là biến thể thứ 5, với mức độ tinh vi và mức độ phức tạp ngày một cao. Thế hệ thứ nhất của GandCrab được phát hiện lần đầu trên thế giới vào tháng 1/2018. Từ đó đến nay dòng mã độc nguy hiểm này liên tục được hacker cải tiến.
Vingroup rót hàng trăm tỉ đồng lập thêm 4 công ty con về phần mềm và an ninh mạng
Tập đoàn Vingroup vừa có quyết định thành lập thêm ba công ty con hoạt động trong lĩnh vực an ninh mạng, công nghệ thông ... |
Bẫy đánh cắp thông tin bủa vây người dùng
Địa chỉ email của hơn 5,42 triệu người, khoảng 31.000 giao dịch ở Công ty CP Thế Giới Di Động bị lộ. Điều này một ... |
Dự thảo Luật An ninh mạng sẽ lấy ý kiến người dân trong 60 ngày
Đây là thông tin mới nhất về Dự thảo Luật An ninh mạng được đưa ra tại buổi họp báo Chính phủ thường kì tháng ... |
Bộ Công an công bố dự thảo nghị định luật An ninh mạng
Dự thảo nghị định yêu cầu nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài phải đặt văn phòng đại diện, lưu danh sách bạn bè, số ... |