Mã Pí Lèng hay Mã Pì Lèng: Đâu mới là tên gọi và ý nghĩa chính xác của một trong 'tứ đại đỉnh đèo' Việt Nam?

Một ngọn đèo có vô số tên gọi “độc nhất vô nhị” ở Việt Nam chắc chắn là Mã Pí Lèng. Nhưng cái tên này có ý nghĩa gì?

Gần đây, sự việc tòa nhà bê tông 7 tầng được xây dựng trên đoạn đèo Mã Pí Lèng nhanh chóng khiến cả cộng đồng mạng xôn xao và bức xúc. Hàng loạt bài báo, thông tin xuất hiện trên mạng xã hội khiến cái tên Mã Pí Lèng ngày càng dậy sóng và nhận được sự quan tâm rất lớn thời điểm hiện tại.

Nếu để ý, bạn sẽ thấy ở một số nơi người ta dùng từ "Mã Pí Lèng", một số khác lại đổi thành "Mã Pì Lèng" khiến cư dân mạng chẳng biết đường nào mà lần. Trên thực tế, cả 2 cái tên đó đều chính xác. Nhưng rốt cuộc Mã Pí Lèng hay Mã Pì Lèng có ý nghĩa gì mà lại được đặt cho 1 trong "tứ đại đỉnh đèo" hùng vĩ của Việt Nam?

 - Ảnh 1.

(Ảnh: @chamois_168)

 - Ảnh 2.

(Ảnh: @iamconglongbong)

 - Ảnh 3.

(Ảnh: @chan.laca)

 - Ảnh 4.

(Ảnh: @tonngodong)

Đèo Mã Pí Lèng nằm trên quốc lộ 4C thuộc địa phận xã Pải Lủng và Pả Vi, huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang. Đây là cung đường đèo hiểm trở dài khoảng 20 km vượt đỉnh Mã Pí Lèng có độ cao khoảng 1.200 m thuộc Cao nguyên Đồng Văn, nằm trên con đường mang tên Đường Hạnh Phúc nối liền trung tâm thành phố Hà Giang, Đồng Văn và thị trấn Mèo Vạc.

 - Ảnh 5.

(Ảnh: @frank.dinh)

 - Ảnh 6.

(Ảnh: @thaithuthuy30)

 - Ảnh 7.

(Ảnh: @oanhoanh91)

 - Ảnh 8.

(Ảnh: @kieu.maii)

Đèo Mã Pí Lèng, theo âm tiếng H'Mông viết chính xác hơn là Mả Pí Lèng – còn được gọi là Mã Pì Lèng hay Mã Pỉ Lèng. Đèo được đặt tên theo bản Mả Pì Lèng thuộc xã Pải Lủng khi mở đường hồi những năm 1960, trong đó giới chức quản lý cung đường đã sửa đổi "Mả" thành "Mã" để thuận nghe nói trong tiếng phổ thông.

Mả Pí Lèng là tên gọi theo tiếng H'Mông, chỉ sống mũi con ngựa. Có ý kiến gán nghĩa bóng cho tên gọi này chỉ sự hiểm trở bậc nhất của đỉnh núi, nơi những con ngựa cái leo lên đến đỉnh thì trụy thai mà chết, nơi dốc cao đến mức con ngựa đi qua phải tắt thở, hoặc đỉnh núi dựng đứng như sống mũi con ngựa.

 - Ảnh 9.

(Ảnh: @chan.laca)

 - Ảnh 10.

(Ảnh: @chan.laca)

 - Ảnh 11.

(Ảnh: @anastarsss)

 - Ảnh 12.

(Ảnh: @vietnamtourismboard)

Ngoài ra, một số người giàu trí tưởng tượng còn thêu dệt tên đèo là "Máo Pì Lèng", nghĩa là "sống mũi con mèo". Những ý kiến này không có cơ sở, vì cung đường mới chính thức mở hồi năm 1960, và người H'Mông không nuôi mèo mà con vật thân thiết với họ là con ngựa. Đặc biệt, ở đây cũng chưa từng có con ngựa nào chết vì leo đèo cao như giải thích từ cái tên đó cả.

 - Ảnh 13.

(Ảnh: @ticketopen)

 - Ảnh 14.

(Ảnh: @nangxanhh)

 - Ảnh 15.

(Ảnh: @justalex.tm)

 - Ảnh 16.

(Ảnh: @phephatiew)

 - Ảnh 17.

(Ảnh: @coleogrodnick17)

 - Ảnh 18.

(Ảnh: @doan_my)

Như vậy, bên cạnh cái tên quen thuộc là Mã Pí Lèng, mọi người còn có thể gọi ngọn đèo hùng vĩ này bằng những cái tên khác như: Mã Pì Lèng, Mã Pỉ Lèng hay thậm chí là Mả Pí Lèng.


chọn
Công ty liên kết của PC1 gom hơn 600 ha đất công nghiệp
Từ tháng 7 đến nay, Western Pacific đã được chấp thuận đầu tư 3 khu công nghiệp hơn 600 ha ở Bắc Giang và Hà Nam. Theo đánh giá của SSI, điểm nhấn bất động sản năm 2024 của PC1 sẽ xoay quanh việc phát triển các dự án mới từ Western Pacific.