Macron: 'Thần Điêu Hiệp Lữ' trên chính trường Pháp

Tổng thống đắc cử Pháp Emmanuel Macron có nhiều điểm tương đồng nhân vật Dương Quá trong tiểu thuyết "Thần Điêu Đại Hiệp" của nhà văn Kim Dung, với chất "hiệp" và "cuồng" cùng mối tình sâu đậm trao cho người phụ nữ hơn mình nhiều tuổi.
macron than dieu hiep lu tren chinh truong phap Macron: Hành trình từ chàng trai thông minh tới tổng thống Pháp trẻ nhất lịch sử
macron than dieu hiep lu tren chinh truong phap Bầu cử tổng thống Pháp: Lý giải 'cơn địa chấn' mang tên Macron
macron than dieu hiep lu tren chinh truong phap
Macron trở thành tổng thống trẻ nhất lịch sử Pháp khi 39 tuổi. Ảnh: New Statesman

Rạng sáng 8/5 (giờ Việt Nam), Emmanuel Macron đắc cử tổng thống Pháp sau khi đánh bại ứng cử viên cực hữu là bà Marine Le Pen. Trong chiến dịch tranh cử, bà Le Pen với quan điểm dân tộc mới nổi trên thế giới hai năm trở lại đây khiến người ta liên tưởng tới Kinh Luân Pháp Vương trong "Thần Điêu Hiệp Lữ". Nếu Kim Luân Pháp Vương là thái sư của Mông Cổ, thì bà Le Pen là người đứng đầu đảng Mặt trận dân tộc.

Cũng như vó ngựa Mông Cổ năm xưa càn quét và gây khủng bố cả Châu Âu, Châu Á thì tư tưởng dân tộc cực hữu cũng càn quét chính trị phương Tây thời gian này. Sau nửa thế kỷ hội nhập sâu rộng, châu Âu đang đối diện với chủ nghĩa khép kín bởi sự nổi lên của những người dân tộc.

Ngược lại, Macron là thần điêu đại hiệp Dương Quá. Trẻ tuổi, tài cao và mang đúng tư tưởng "Trung Nguyên Kim Dung": dang rộng vòng tay, nghĩa hiệp với người nhập cư, và vẫn xác định Pháp là đầu tàu Liên minh châu Âu (EU).

Chất "hiệp" bên cạnh chất "cuồng"

Nhưng cũng như Dương Quá, ngoài chất "hiệp", Macron còn thêm chất "cuồng". Macron là "cơn gió lạ" trong chính trường Pháp, người không theo kiểu cũ. Ông xác định hội nhập sâu thì trước mắt cần cải cách trong lòng nước Pháp, dẹp bỏ những tư duy cũ kỹ đã tồn đọng của người tiền nhiệm François Hollande hay trước đó là Nicolas Sarkozy.

Cũng như Dương Quá căm ghét và rời bỏ Toàn Chân Giáo, Macron cũng rời nội các của ông Hollande, đi một con đường riêng, với tuyên bố: "Tôi đã nhìn thấy sự trống rỗng của hệ thống chính trị từ bên trong. Tôi phản đối hệ thống này".

Toàn Chân Giáo hay nước Pháp 36 năm qua có điểm chung: quá nhiều hoa ngôn, đẹp đẽ nhưng không kế thừa được vinh quang của lớp đi trước, lại quá thiếu điểm nhấn và yếm thế bên cạnh một thế giới thay đổi từng ngày.

Dương Quá là mẫu đại hiệp "nửa chính nửa tà", chỉ làm những điều mình cho là đúng, không chịu sự ràng buộc. Macron cũng vậy. Vị tổng thống 39 tuổi khẳng định ông không thuộc phe "cánh tả hay cánh hữu" mà "vì nước Pháp". Khẩu hiệu khi tranh cử tổng thống của ông Marcon là "Nước Pháp cho tất cả mọi người".

Mối tình đẹp như hoa

macron than dieu hiep lu tren chinh truong phap
Vợ chồng tổng thống đắc cử của Pháp luôn sánh bước bên nhau trải qua nhiều sóng gió. Ảnh: Reuters

Trong "Thần Điêu Hiệp Lữ" có một chi tiết, khi Dương Quá bị Quách Phù chặt đứt cánh tay, Dương Quá ôm cánh tay đầy máu chạy đi. Trong tận cùng của sự đau khổ và ai oán, Dương Quá đã thốt lên "Chỉ có Cô Cô thôi, chỉ có Cô Cô dù ta có tàn tật, phế bỏ thế nào thì Cô Cô cũng vẫn yêu ta."

Những người ủng hộ ông Macron sẽ không bao giờ quên được cái cách ông đã quay lại mỉm cười với người vợ của mình trong một cuộc vận động tranh cử: “Em luôn ở đó, và hơn tất cả, tôi không thể là tôi nếu không có em”.

Macron được ví như "Thần Điêu Hiệp Lữ" trên chính trường Pháp chính vì mối tình đẹp như hoa với người phụ nữ của đời ông.

Dương Quá yêu Tiểu Long Nữ, người hơn chàng 2 tuổi, và là sư phụ của chàng ở phái Cổ Mộ. Và Macron yêu Brigitte Trogneux, người hơn ông 24 tuổi và chính là cô giáo dạy nhạc năm xưa.

Tiểu Long Nữ bị Doãn Chí Bình cưỡng đoạt trinh tiết, Dương Quá vẫn yêu nàng. Đối với chàng, một Tiểu Long Nữ đáng giá hơn vạn cô gái khác.

Brigitte Trogneux lần đầu gặp Macron khi bà đã 40 tuổi, có 3 con, trong đó có cô con gái bằng tuổi Macron. Nhưng với vị tổng thống tương lai, điều đó chẳng nghĩa lý gì. Trước khi rời Amiens năm 17 tuổi để tới Paris học đại học, Macron đã nói: "Cho dù cô làm gì đi nữa, em cũng sẽ cưới cô".

Dương Quá trong truyện của Kim Dung phải mất 16 năm vò võ mới được ở cạnh Tiểu Long Nữ. Và Macron của nước Pháp cũng mất 14 năm sau lần gặp đầu trong lớp kịch, mới được kết hôn với cô giáo Trogneaux, lúc đó đã ly hôn chồng.

Quanh Dương Quá - đệ nhất đại hiệp Trung Nguyên - với mặt đẹp như ngọc, võ công cao cường, tài năng bạt tụy, thiên hạ ngưỡng mộ là bao nhiêu nữ nhân xinh đẹp như Trình Anh, Lục Vô Song, Quách Tương... Nhưng chàng vẫn chỉ có một mình Tiểu Long Nữ.

Quanh Macron - người đàn ông lịch lãm, tài năng lỗi lạc, đẹp như diễn viên điện ảnh - là giấc mơ của hàng vạn thiếu nữ lãng mạn nước Pháp. Nhưng trong lòng ông cũng chỉ có Brigitte Trogneux.

Ngày 18/6/1815, tại Waterloo, Bỉ, Đại quân Pháp dưới sự chỉ huy của Hoàng đế Napoléon I đã bị đánh bại bởi liên quân của Liên minh thứ bảy. Thất bại ở trận đánh này đã đặt dấu chấm hết cho ngôi vị Hoàng đế Pháp của Napoléon và Vương triều một trăm ngày của ông.

Nhưng trên hết, nó đã mở ra một thời đại thất bại của nước Pháp trên chiến trường (thất bại trong Thế chiến II, trận Điện Biên Phủ). Một người Pháp đã ai oán thốt lên "Tất cả những gã đàn ông Pháp có chí khí đã chết ở Waterloo rồi".

Dương Quá trong truyện của Kim Dung nổi tiếng vì cái quả cảm đặc biệt, cũng như có cái ngạo khí hiếm ai bằng. Từng xông thẳng vào hòn tên lửa đạn mà bắn chết đại hãn Mông Kha, bị cô lập vẫn ngạo mạn không quỳ gối. Vậy thì, sau gần 4 thập kỷ trong bóng tối, một người tính cách Dương Quá như Macron trên chính trường phải chăng chính là sự "bù đắp" hoàn hảo với nước Pháp?

macron than dieu hiep lu tren chinh truong phap Macron: Hành trình từ chàng trai thông minh tới tổng thống Pháp trẻ nhất lịch sử
macron than dieu hiep lu tren chinh truong phap Emmanuel Macron và sức hấp dẫn của tân tổng thống Pháp trẻ nhất lịch sử
chọn
VIS Rating: Khả năng trả nợ của doanh nghiệp bất động sản vẫn ở mức yếu
Khả năng trả nợ của doanh nghiệp vẫn ở mức yếu ngay cả khi dòng tiền được cải thiện do đòn bẩy cao và nợ đến hạn lớn trong năm 2024.