Masan sẽ chi 1 tỉ USD tiền mặt mua 15% cổ phần tại CrowX

Masan vừa thành lập The CrowX là công ty sở hữu 85,71% cổ phần Masan Consumer Holdings (MCH) và 83,74% cổ phần của VinCommerce (VCM).

Ngày 12/6, HĐQT Công ty Cổ phần Tập đoàn Masan (Masan – Mã: MSN) công bố thông qua Nghị quyết HĐQT về việc tán thành việc thành lập Công ty TNHH The Sherpa và Công ty CrownX.

Trong đó, CrownX sẽ là công ty con nắm giữ phần vốn góp của Công ty CP phát triển và thương mại Dịch vụ VCM (VCM) và cổ phần của  Công ty TNHH MasanCosumerHoldings (VCM).

Dự kiến CrowX sau khi hoàn tất việc nhận chuyển giao sẽ nắm giữ 83,74% cổ phần VCM (Đơn vị sở hữu 100% vốn VinCommerce – vận hành chuỗi Vinamart, Vinmart ) và 85,71% vốn tại Masan Comsumer Holdings (Công ty sở hữu 95,24% vốn tại Masan Comsummmer).

Tại Đại hội đồng cổ đông thường niên tổ chức sáng ngày 30/6, các cổ đông Masan đã thông qua nghị quyết của HĐQT về việc mua thêm 15% cổ phần của The CrownX.

Ông Danny Le, Tổng Giám đốc Masan cho biết tại phiên thảo luận, giao dịch đang được cân nhắc thực hiện bằng tiền mặt với giá trị lên đến 1 tỉ USD. Thời gian thực hiện dự kiến sẽ được hoàn tất trong quý II/2020 đến quí III/2020.

Trước câu hỏi của các cổ đông về việc công ty có định IPO CrowX hay không?  Đại diện Masan cho biết điều này sẽ tuỳ thuộc vào ý kiến của các cổ đông công ty trong tương lai. Hiện tại, công ty chưa đưa ra quyết định nào.

Về việc chọn đối tác chiến lược phát hành cổ phần, Masan sẽ tìm các đối tác hỗ trợ trên nguyên tắc Masan vẫn nắm cổ phần kiểm soát tại CrowX.

Trả lời câu hỏi của cổ đông về việc sáp nhập sẽ tác động thế nào đến giá cổ phiếu Masan (Mã: MSN) trên thị trường, ông Danny Le cho biết, các cổ đông lớn từ Hàn Quốc đang ủng hộ Masan về quyết định này, các nhà đầu tư cũng đang thấy cơ hội phát triển rất lớn ở phía trước.

"Chiến lược phát triển của Masan sẽ cũng cố giá cổ phiếu trong trung dài hạn khi giá trị công ty gia tăng. Trước mắt, trong vòng 3 tháng tới chúng tôi không thể cam kết được điều gì", Tổng Giám đốc Masan cho hay.

Về kế hoạch giữ tên Vinmart và Vinmart hay đổi tên, lãnh đạo Masan cho biết việc này sẽ được công ty chia sẻ trong tương lai. "Đổi mới là động lực cho sự phát triển, đó là việc chúng ta sẽ thay đổi mỗi ngày. Trong thị trường bán lẻ, Vincommerce trong thời gian tới cũng không nằm ngoài chiến lược của Tập đoàn Masan là luôn luôn thay đổi để phát triển. Việc thay đổi thương hiệu, định vị, hàng hoá, màu sắc,...công ty sẽ chia sẻ trong thời gian tới", ông Trương Công Thắng, Chủ tịch MCH cho biết.

Báo cáo tài chính hợp nhất quí I/2020 của Masan cho thấy, doanh thu thuần của Tập đoàn này đã tăng trưởng mạnh sau hợp nhất đơn vị sở hữu hai chuỗi Vinmart và Vinmart.

Doanh thu thuần hợp nhất đạt 17.638 tỉ đồng, tăng thêm gần 10.000 tỉ đồng so với cùng kì năm trước, tương ứng mức tăng 116%. Trong đó, đóng góp đáng kể vào mức tăng doanh thu là VCM, tăng trưởng 40%.

Hiệu quả hoạt động của VinCommerce cũng đã có sự cải thiện đáng kể sau hợp nhất vào Masan, biên EBITDA trong Quí I/2020 đạt mức (5,1)% so với mức (9,1)% và (10,7)% lần lượt vào quí I/2019 và quí IV/2019.

Dù vậy, với việc hợp nhất VCM, Masan đã lần đầu tiên báo lỗ sau hàng chục năm. Mục tiêu trong năm nay, Masan kì vọng MCH sẽ đạt biên EBITDA cả năm từ (3%) cho đến hòa vốn sau khi cơ cấu lại danh mục sản phẩm tối giản chi phí và sắp xếp lại hoạt động logistics.

Theo lãnh đạo Masan, chi phí mặt bằng, chi phí nhân sự là chi phí lớn nhất của chuỗi siêu thị. Vấn đề lớn nhất cần giải quyết là tăng năng suất chứ không phải giảm lương. Hiện mặt bằng vẫn là chi phí lớn nhất của các chuỗi bán lẻ. Công ty đang đàm phán để giảm chi phí xuống mức thấp hơn bình quân của Việt Nam và thế giới.

Việc mở các cửa hàng mới dẫn đến chi phí tăng, hiện các cửa hàng tại Miền Nam lỗ. Trong khi đó, tại thị trường miền Bắc đã có lợi nhuận. Công ty hiện đang cố gắng để đạt doanh số bình quân 8 triệu đồng/m2. Mục tiêu cuối năm nay có thể hoà vốn và tiếp tục tăng trưởng sau đó.


chọn
Địa phương được dự báo là 'thủ phủ công nghiệp' mới ở phía nam vừa hút hơn 1,5 tỷ USD vốn ngoại sau một quý
Quý I/2024, Bà Rịa - Vũng Tàu đã thu hút 13 dự án FDI với tổng vốn đầu thu thu hút hơn 1,56 tỷ USD và 10 dự án trong nước với tổng đầu tư thu hút gần 25.000 tỷ đồng.