Mít xanh non thành mít chín vàng: Dân buôn nói thật không ăn

Theo chị L., khách hàng không thể phát hiện mít đã "ăn" hóa chất với mít chín tự nhiên bởi khi tiêm hóa chất vào cuống mít chị có cách làm mới.

Thời gian gần đây, người tiêu dùng nơm nớp lo sợ vì rất nhiều loại trái cây đang bán trên thị trường bị ép chín bằng hóa chất lạ, đặc biệt là mít.

Để hiểu rõ hơn về hóa chất dùng để biến mít xanh non thành mít chín vàng, ngày 9/8, PV báo Đất Việt có buổi tìm hiểu một chủ buôn mít lâu năm ở Hà Nội.

Chị Nguyễn Thị L. (chủ buôn mít 20 năm ở Hà Nội) cho biết: "Tôi thường nhập mít miền Nam về, mỗi lần 10 tấn hàng, nếu không có hóa chất bơm vào mít thì làm sao tôi dám buôn mặt hàng này.

Chỉ cần 1 buổi tối là tôi có thể nhỏ hóa chất vào hàng nghìn quả mít đó để chờ bán dần. Mỗi quả tôi chỉ cần nhỏ 1 giọt bằng đầu tăm thôi, tùy theo quả to nhỏ 2 giọt, quả nhỏ 1 giọt nhỏ vào cuống lõi mít. Chỉ cần để 1-2 ngày là mít chín vàng ươm".

mit xanh non thanh mit chin vang dan buon noi that khong an
Mít chín cây khi bổ ra ít mủ và không có mủ trắng

Về loại hóa chất này, chị L. cho rằng, các loại thuốc kích cho hoa quả chín được bán rất nhiều ở các cửa hàng bán đồ tạp hóa, không cần ra chợ lớn mà ở chợ quê bán cũng rất nhiều.

"Lọ hóa chất đó nhỏ như ngón tay thôi, nhưng mỗi lọ cũng phải nhỏ được mấy chục quả mít. Giá thành loại thuốc này rất rẻ, mỗi lần tôi mua 100.000 đồng được cả bịch, dùng cho được hàng chục tấn mít. Tính ra tiền hóa chất không đáng là bao mà cho mình những quả mít ưng ý để bán ra thị trường", chị L. nói.

Nói về lý do không bán mít quê mà phải nhập từ miền Nam, chị L. cho rằng, mít miền Nam những người làm hàng như các quán chè, quán ăn thường thích mua hơn bởi khi thái vào chè không bị nát múi như mít quê, ngược lại nhìn rất đỏ và bắt mắt.

Theo chị L., trong các công đoạn làm mít thì khâu nhỏ hóa chất là quan trọng nhất bởi mít “ăn” hóa chất quyết định đến tiến độ, chất lượng, lợi nhuận của nghề bán mít.

"Muốn có lãi thì phải dùng hóa chất để mít chín nhanh hơn, múi đẹp, ngon, giòn hơn. Mít chín nhanh thì tiết kiệm được thời gian và công sức và tiết kiệm chi phí đi lại, vận chuyển, thu lợi nhuận cao hơn", chị L. cho biết thêm.

Về cách nhỏ hóa chất, chủ buôn mít này tiết lộ, do làm nghề đã lâu nên giờ chị không cần khoét lỗ ở đầu cuống mà chỉ cần nhỏ thuốc trực tiếp vào sát cuống là mít cũng tự chín.

"Chỉ cần nhỏ vào cuống là quả mít nóng rực lên, không nên nhỏ nhiều giọt sẽ khiến múi mít bị mềm, nát. Nếu biết cách nhỏ đúng vào cuống thì người ăn không làm sao, còn không biết cách mà thuốc ngấm vào múi mít sẽ rất độc.

Nhà tôi bán mít quanh năm nhưng ít khi ăn mít lắm, chỉ khi nào có quả chín cây và để riêng quả đó ra không tiêm thuốc thì mới dám bổ ra cho chồng con ăn", chị L. tiết lộ thêm.

Để phân biệt mít nhỏ hóa chất với mít chín tự nhiên, chị L. chia sẻ, mít nhỏ hóa chất nhìn cuống và gai mít bị héo, không còn tươi. Quả mít nhỏ thuốc khi chín, mùi không thơm bằng mít chín cây.

"Nếu khách hàng hỏi sao mít chín mà không thơm thì tôi thường nói là ngoài trời có gió nên mùi thơm bị bay đi ít nhiều. Mít chín nhờ thuốc vẫn có thể vỗ bộp bộp nhưng nếu muốn phân biệt thì phải nhìn cuống và vỏ mít.

Tuy nhiên, giờ tôi có nhiều kinh nghiệm trong việc nhỏ hóa chất vào cuống mít nên khách hàng mua không có ai phát hiện đâu, chỉ có dân buôn với dân buôn thì mới biết", chị L. nói.

XEM THÊM

mit xanh non thanh mit chin vang dan buon noi that khong an Án mạng từ chuyện quả mít thối

Huynh cho rằng ông Thắng bán cho mình quả mít thôi nên đã lời qua tiếng lại dẫn đến án mạng.

mit xanh non thanh mit chin vang dan buon noi that khong an Cụ ông suýt chết do hóc hạt mít

Nạn nhân tím tái, ngưng thở sau đó may mắn đã được cứu sống bằng cách nội soi lấy tất cả các mảnh hạt mít ...

mit xanh non thanh mit chin vang dan buon noi that khong an Không ngờ loại quả xù xì này có tác dụng chống ung thư

Mít có chứa các chất dinh dưỡng thực vật như lignans, saponin và isoflavones với khả năng chống ung thư, chống oxy hóa và lão ...

chọn
BĐS Hồ Gươm đang tiến vào khu đô thị hơn 126 ha ven Vành đai 4 sau thương vụ 45 tỷ đồng
Sau khi cổ phần hóa, Viwaseen cùng đối tác DAF đã nhượng lại quyền phát triển khu đô thị hơn 126 ha ven Vành đai 4 Hà Nội cho Công ty CP Đầu tư Bất động sản Hồ Gươm với khoản tiền 45 tỷ đồng.