Mô hình trường học mới Việt Nam có hiệu quả?

Theo báo cáo vừa qua, mô hình trường học mới Việt Nam (VNEN) đã triển khai ở 1.447 trường, tuy nhiên mô hình gây nhiều tranh cãi bởi nhiều người cho rằng triển khai không thực sự mang lại hiệu quả.

Kết quả triển khai sau 3 năm thử nghiệm

Vừa qua, hội nghị “Giao ban Tổng kết mô hình trường học mới Việt Nam” với sự tham gia của các lãnh đạo các Sở GD-ĐT cũng đã được tổ chức nhằm đưa ra những tổng kết về VNEN sau thời gian triển khai thực hiện.

Tại Hội nghị, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Tiểu học Phạm Ngọc Định báo cáo tổng kết cho biết mô hình VNEN đã triển khai ở 1.447 trường, trong đó 3.067 trường triển khai mô hình trường học mới toàn phần, 3.112 trường triên khai mô hình trường học mới từng phần. Ông cũng công bố số liệu điều tra về hiệu quả của mô hình trường học mới: trong 10.832 phụ huynh học sinh được khảo sát, 85% phụ huynh ủng hộ mô hình trường học mới, 6% phụ huynh phản đối.

Về kết quả học tập của học sinh, khảo sát đã tiến hành trên 2 nhóm học sinh – nhóm sử dụng mô hình truyền thống và nhóm sử dụng mô hình VNEN. Báo cáo khảo sát kết luận mô hình VNEN có lợi cho nhóm học sinh yếu hơn và không ảnh hưởng đến kết quả học tập của nhóm học sinh khá và giỏi.

bao cao mo hinh vnen co loi cho hoc sinh yeu
Sau 3 năm thử nghiệm, mô hình VNEN nhận được nhiều ý kiến khác nhau trong đó phần đông cho rằng bản chất mô hình là tốt nhưng áp dụng chưa hiệu quả.

Tốt nhưng không hiệu quả

VNEN là mô hình trường học mới hướng tới đổi mới đồng bộ về phương pháp dạy và học, đánh giá, cách thức tổ chức lớp học, đổi mới sinh hoạt chuyên môn và quản lý nhà trường Tiểu học... Sau thời gian triển khai, mô hình nhận được nhiều quan tâm của giáo viên cũng như phụ huynh, học sinh. Dư luận cũng nhiều ý kiến khen chê khác nhau về mô hình trường học mới này.

Với kết quả báo cáo này, nhiều phụ huynh và giáo viên đã có những ý kiến khác nhau. Không ít người thắc mắc “báo cáo đã thực sự đúng chưa?”, nhiều phụ huynh chia sẻ họ thực lòng vẫn không mong muốn áp dụng mô hình học này cho con em mình.

“Con tôi học tại trường có thử nghiệm mô hình này nhưng tôi thấy cháu cũng chẳng tiến bộ hơn, hỏi câu hỏi cơ bản trong chương trình không cho mở sách thì cháu không trả lời được. Nhiều phụ huynh khác cũng chia sẻ với tôi họ thấy không hiệu quả và rất thương con mình bởi phải “thí nghiệm” áp dụng mô hình này thời gian qua”, anh Nguyễn Tâm – một phụ huynh chia sẻ.

Một người khác lại bày tỏ quan điểm: “Bộ không bắt buộc nhưng Sở, Phòng bắt buộc, không dạy theo mô hình có nghĩa là ta chậm tiến không tiếp thu cái mới cái hay. Về trường mỗi trường lại chỉ đạo mỗi cách khác nhau. Học sinh và giáo viên cứ như con rối!”.

Trước đó, chuẩn bị cho năm học mới, Bộ GD&ĐT cũng ra văn bản về việc thực hiện mô hình VNEN. Theo đó, Bộ cho biết kết quả 3 năm thử nghiệm cho thấy mô hình có nhiều điểm tích cực, tạo được môi trường giáo dục thân thiện, dân chủ trong nhà trường và lớp học; học sinh tích cực, tự lực, tự quản trong học tập; mối liên hệ giữa nhà trường với cha mẹ học sinh và cộng đồng được tăng cường. Tuy nhiên, Bộ GD&ĐT cũng cho rằng việc áp dụng mô hình này chưa thực sự phù hợp với điều kiện của nhiều địa phương, nguyên nhân được đưa ra là bởi giáo viên chưa được chuẩn bị tốt, việc áp dụng thực hiện máy móc khiến hiệu quả không như mong đợi... Vì vậy, Bộ khuyến khích triển khai mô hình trên cơ sở tự nguyện, đảm bảo đạt hiệu quả thiết thực và duy trì trong suốt cấp học vì quyền lợi của học sinh.

chọn
Hà Nam: Hai doanh nghiệp bắt tay làm khu công nghiệp 2.600 tỷ trên đường nối Vành đai 4 - Vành đai 5
KCN Thanh Bình II giai đoạn 1 có tổng vốn gần 2.700 tỷ, chủ đầu tư là Công ty TNHH Đầu tư Phát triển Hạ tầng Khu công nghiệp Thanh Bình. Đây là doanh nghiệp được góp vốn bởi GMG Việt Nam và Việt Phát.