Mở nhà hàng, quán cà phê, khách sạn, trường học từ máy bay cũ

Chủ kinh doanh đã tháo những hàng ghế hỏng, lắp hệ thống đèn mới, tút tát lại vẻ ngoài của máy bay cũ để biến chúng thành nhà hàng, khách sạn, quán cà phê và thậm chí là thuyền.
Mở nhà hàng, quán cà phê, khách sạn, trường học từ máy bay cũ - Ảnh 1.

Chiếc 1950s Bristol Freighter này từ lâu đã trở thành một khách sạn nổi tiếng của khách du lịch khi đến New Zealand. Các phòng nghỉ được bố trí trong buồng lái và phần đuôi phía sau. Ngoài ra, chủ nhân còn thiết kế các phòng tắm riêng, nhà vệ sinh, khu vực tiếp khách và một không gian bếp nhỏ. Giá lưu trú ở đây thấp nhất là 200 NZD/đêm.

Mo nha hang, quan ca phe, khach san, truong hoc tu may bay cu hinh anh 2
Mo nha hang, quan ca phe, khach san, truong hoc tu may bay cu hinh anh 2
Mo nha hang, quan ca phe, khach san, truong hoc tu may bay cu hinh anh 3
Mo nha hang, quan ca phe, khach san, truong hoc tu may bay cu hinh anh 3
Mo nha hang, quan ca phe, khach san, truong hoc tu may bay cu hinh anh 4
Mo nha hang, quan ca phe, khach san, truong hoc tu may bay cu hinh anh 4
Mo nha hang, quan ca phe, khach san, truong hoc tu may bay cu hinh anh 5
Mo nha hang, quan ca phe, khach san, truong hoc tu may bay cu hinh anh 5

Căn nhà độc đáo ở thành phố Benoit (Mississippi, Mỹ) của bà Joanne Ussary cũng được làm từ chiếc Boeing 727, người họ hàng của chiếc máy bay bị bỏ quên 12 năm ở sân bay Nội Bài. Bà Joanne đã bỏ ra 30.000 USD để sửa chữa và biến nó thành ngôi nhà ấm cúng của mình.

Mo nha hang, quan ca phe, khach san, truong hoc tu may bay cu hinh anh 6
Mo nha hang, quan ca phe, khach san, truong hoc tu may bay cu hinh anh 6
Mo nha hang, quan ca phe, khach san, truong hoc tu may bay cu hinh anh 7
Mo nha hang, quan ca phe, khach san, truong hoc tu may bay cu hinh anh 7
Mo nha hang, quan ca phe, khach san, truong hoc tu may bay cu hinh anh 8
Mo nha hang, quan ca phe, khach san, truong hoc tu may bay cu hinh anh 8
Mo nha hang, quan ca phe, khach san, truong hoc tu may bay cu hinh anh 9
Mo nha hang, quan ca phe, khach san, truong hoc tu may bay cu hinh anh 9

Ông Toshikazu Tsukii đã "chơi lớn" hơn khi sử dụng đến 4 chiếc máy bay Boeing cũ để làm nhà nghỉ ở Oro (Arizona, Mỹ) bao gồm một chiếc 737, một chiếc 727 và hai chiếc 707. Ngoài ra, ông cũng dùng thân của máy bay khổng lồ Boeing 747 để làm bể bơi trong nhà. Với công trình này, ông Tsukii đã hoàn thành ba mục tiêu của cuộc đời mình: trở thành phi công, kĩ sư và kiến trúc sư. Trước khi trở thành kĩ sư, Tsukii là một sĩ quan không quân của Học viện Quốc phòng Nhật Bản. Ông cũng có giấy phép làm phi công thương mại và huấn luyện viên bay. (Ảnh: Fly Magazine).

Mo nha hang, quan ca phe, khach san, truong hoc tu may bay cu hinh anh 10
Mo nha hang, quan ca phe, khach san, truong hoc tu may bay cu hinh anh 10
Mo nha hang, quan ca phe, khach san, truong hoc tu may bay cu hinh anh 11
Mo nha hang, quan ca phe, khach san, truong hoc tu may bay cu hinh anh 11
Mo nha hang, quan ca phe, khach san, truong hoc tu may bay cu hinh anh 12
Mo nha hang, quan ca phe, khach san, truong hoc tu may bay cu hinh anh 12
Mo nha hang, quan ca phe, khach san, truong hoc tu may bay cu hinh anh 13
Mo nha hang, quan ca phe, khach san, truong hoc tu may bay cu hinh anh 13

Jumbo Jet là chiếc máy bay nằm ngay trong Sân bay quốc tế Stockholm Arlanda, Thụy Điển nhưng sẽ không bao giờ cất cánh trở lại. Jumbo Boeing 747 đã được sửa thành một nhà nghỉ hoạt động 24/7. Nhà nghỉ này có sức chứa 76 hành khách và đội ngũ tiếp viên phục vụ chuyên nghiệp. Ngoài ra Jumbo Jet cũng có một quán bar hiện đại bên trong.

Mở nhà hàng, quán cà phê, khách sạn, trường học từ máy bay cũ - Ảnh 5.

Đi học trên một chiếc máy bay hay trên tàu hỏa - câu chuyện những tưởng chỉ xảy ra trong cuốn sách "Totto-Chan bên cửa sổ" bỗng trở thành hiện thực với học sinh mẫu giáo ở thành phố Rustavi (Georgia, Mỹ). Hiệu trưởng Gari Chapidze đã mua một chiếc máy bay Yakovlev 42 và biến chúng trở thành một lớp học.

Mở nhà hàng, quán cà phê, khách sạn, trường học từ máy bay cũ - Ảnh 6.

Nhìn chiếc thuyền có tên Cosmic Muffin này sẽ khiến chúng ta tưởng tượng đến câu chuyện của một chiếc máy bay cũ đã chấp nhận đổi đôi cánh của mình để có thể lướt trên mặt nước. Ban đầu, Cosmic Murffin là chiếc Boeing B-307. Nó được chủ nhân là Dave Drimmer mua lại và sửa thành máy bay may mang tính biểu tượng dù không thể bay vào năm 1969.

Mở nhà hàng, quán cà phê, khách sạn, trường học từ máy bay cũ - Ảnh 7.

Cửa hàng McDonald ở Taupo (New Zealand) sẽ khiến những người cả đời không ăn đồ ăn nhanh cũng muốn bước vào quán thử một lần. Chiếc máy bay cánh quạt Douglas DC-3 cũ này đã được McDonald tái sử dụng. Trên máy bay có phục vụ các loại đồ ăn như gà McNuggets, Big Macs và khoai tây chiên.

Mở nhà hàng, quán cà phê, khách sạn, trường học từ máy bay cũ - Ảnh 8.

Cookie Time Cafe là một trong những công ty sản xuất bánh quy chocolate hàng đầu của New Zealand. Đó cũng là lí do khiến công ty này chọn chiếc máy bay nổi tiếng bậc nhất để làm quán cà phê của mình. Douglas DC-3 là chiếc máy bay có giá trị lịch sử cao, được sử dụng trong Thế chiến II và Cookie Time đã cải tạo nó để tạo ra một quán cà phê độc đáo này.

Mở nhà hàng, quán cà phê, khách sạn, trường học từ máy bay cũ - Ảnh 9.

Một chiếc Boeing 747 đã được sửa chữa thành nhà hàng ở Suwon, Hàn Quốc. Đây là chiếc Boeing 747 được sản xuất thứ hai và là chiếc đầu tiên được bay với mục đích thương mại. Sau đó, chiếc máy bay này lại bị bỏ hoang trước khu nhà chung cư.

Mở nhà hàng, quán cà phê, khách sạn, trường học từ máy bay cũ - Ảnh 10.

Khu nhà mang tên "Project Freedom" ở Brookshire (Texas, Mỹ) được xây dựng bởi anh Joe Axline nhờ niềm đam mê máy bay. Phần thân của hai chiếc máy bay MD-80 và DC-9-4 được đặt cạnh nhau theo hai hướng riêng biệt. Thân của chiếc MD-80 được Axline đặt tên là "Freedom", được sử dụng để phục vụ cho bạn bè và gia đình, bao gồm phòng ngủ chính, phòng tắm và nhà bếp. Trong khi đó chiếc DC-9-41 được gọi là "Spirit", bên trong gồm nhà hát, phòng âm nhạc, phòng thủ công và nghệ thuật, phòng ngủ, phòng tắm và nhà bếp. (Ảnh: CNN).

 

chọn
Hà Nam: Hai doanh nghiệp bắt tay làm khu công nghiệp 2.600 tỷ trên đường nối Vành đai 4 - Vành đai 5
KCN Thanh Bình II giai đoạn 1 có tổng vốn gần 2.700 tỷ, chủ đầu tư là Công ty TNHH Đầu tư Phát triển Hạ tầng Khu công nghiệp Thanh Bình. Đây là doanh nghiệp được góp vốn bởi GMG Việt Nam và Việt Phát.