Mỗi bể bơi công cộng chứa 60 lít nước tiểu, cẩn thận rước bệnh khi đi bơi

Bơi lội là một trong những hình thức tập thể dục tốt nhất. Tuy nhiên, một số vấn đề ở hồ bơi cũng mang lại hậu quả tiêu cực.

Bơi lội là một trong những hình thức tập thể dục tốt nhất. Tuy nhiên, một số vấn đề ở hồ bơi cũng mang lại hậu quả tiêu cực.

Bể bơi công cộng chứa 60 lít nước tiểu

Theo một khảo sát mới công bố, 1/5 người bơi lội đi tiểu trong bể bơi ít nhất 1 lần và mỗi bể bơi công cộng chứa trung bình 60 lít nước tiểu. Trung bình, mỗi bể bơi công cộng chứa 60 lít nước tiểu, là điều kiện tốt cho vi khuẩn phát triển.

Thời tiết mùa hè nóng bức, nhiều người muốn đi bơi để tránh nóng nhưng tự hỏi nước bể bơi liệu có sạch. Những nhà nghiên cứu từ đại học Alberta (Canada) đã khảo sát, đo lường 31 bể bơi cả ở khách sạn lẫn trung tâm thể thao. Kết quả cho thấy trung bình mỗi bể bơi công cộng chứa 60 lít nước tiểu.

Các nhà nghiên cứu nhận định rất khó để giữ sạch nước bể bơi. Khảo sát cũng cho thấy một phần năm người bơi lội đi tiểu trong bể bơi ít nhất một lần. Vận động viên bơi lội Rebecca Adlington, Ryan Lochte và Michael Phelps cũng thừa nhận từng đi tiểu vào bể bơi.

So với toàn bộ lượng nước trong bể bơi, tỉ lệ nước tiểu là rất nhỏ, chỉ khoảng 0,0009%, tương tự một giọt dầu trong chai nước 500 ml. Tuy nhiên, nước bể bơi chứa nước tiểu là môi trường tốt cho vi khuẩn phát triển, gây hại đến sức khỏe người đi bơi.

Bệnh ngoài da

Nếu bể bơi có quá nhiều người hoặc không thực hiện nghiêm ngặt các quy trình khử khuẩn sẽ dẫn đến tình trạng ô nhiễm nguồn nước.

Nồng độ vi khuẩn vượt trên mức cho phép dễ gây ra các phản ứng viêm nang lông, viêm lỗ chân lông. Biểu hiện các bệnh ngoài da bạn có thể nhận thấy ngay như mẩn đỏ, ngứa, sần sùi hoặc da xuất hiện các nốt mụn nước.

Mỗi bể bơi công cộng chứa 60 lít nước tiểu, cẩn thận rước bệnh khi đi bơi - Ảnh 1.

Chuyên gia khuyến cáo đi bơi nơi công cộng xong nên tắm tráng ngay

 Chưa kể đến việc trong số những người đi bơi có thể có những người mắc bệnh ngoài da. Đây sẽ là nguồn phát tán mầm bệnh nguy hiểm ra môi trường nước.

Đặc biệt, nấm da là căn bệnh rất dễ lây truyền tại các bể bơi bởi nấm có thể bám vào quần áo hay kính bơi của tất cả mọi người.

Kích ứng mắt

Nếu bạn bơi công cộng thường xuyên và bạn bị kích thích và đỏ mắt, nó có thể là do clo và các chất khử trùng hóa chất khác được sử dụng trong các hồ bơi.

Những hóa chất này có thể kích thích các mô tế bào của bệnh mắt Ngoài ra, bụi bẩn và mồ hôi của người khác trong hồ bơi cũng có thể làm mắt bị dị ứng.

Nhiễm trùng tai

Có một loạt các loại vi khuẩn phát triển trong hồ bơi, đặc biệt là trong các hồ bơi công cộng không hợp vệ sinh. Một số loại vi khuẩn này có thể xâm nhập vào tai bạn trong khi bơi và gây nhiễm trùng, viêm và ngứa. Vì vậy, bạn nên dùng nút tai trong khi bơi ở hồ bơi công cộng.

Rước bệnh từ bể bơi

Chị Nguyễn Thị Phượng trú tại Hoàng Văn Thái, Thanh Xuân, Hà Nội tâm sự lâu rồi chị chẳng dám đến bể bơi để tắm dù mùa hè chị cũng rất thích bơi và cho con đi bơi. Cách đây 2 năm, chị và các con đến một bể bơi gần nhà.

Chị Phương thấy nhiều người không có ý thức không tắm tráng đã lao xuống bể đặc biệt trong số người đến tắm chị thấy có người bị viêm da, có người còn coi bể bơi như cái bồn tắm ở nhà, họ kì cọ đủ kiểu khiến chị sợ và nói không với bể bơi.

Còn chị Bùi Kim Anh trú Cầu Diễn, Hà Nội kể chị bị viêm kết mạc mắt do đi bơi. Chị Kim Anh kể chị đi bơi được vài ngày về mắt ngứa điên đảo, cảm giác như có con gì bò trong mắt nên chị chỉ dụi nhưng mắt càng dụi càng ngứa rát. Chị đi khám bác sĩ cho biết chị bị viêm kết mạc và có thể nước bể bơi là thủ phạm.

Nhiều chị em phụ nữ cũng rơi vào cảnh viêm phụ khoa tái đi tái lại do nước bể bơi. Chị Hoàng Thị Hạnh trú tại Hà Đông, Hà Nội chia sẻ dù chị là dược sĩ bán thuốc nhưng cũng khốn khổ với viêm âm đạo do chị đi chơi ở công viên nước 1 ngày.

Nên làm gì sau khi bơi xong?

Tiến sĩ, bác sĩ Phạm Thị Minh Phương, Giám đốc trung tâm đào tạo và chỉ đạo tuyến, Bệnh viện Da Liễu Trung ương cho biết bể bơi là nơi công cộng, có thể tiềm ẩn nguy cơ một số bệnh truyền nhiễm, gây một số tác hại đối với người sử dụng.

Một số bệnh truyền nhiễm dễ gặp như: tiêu hóa ví như nhỡ uống một ngụm nước bế bơi có nhiễm khuẩn đường tiêu hóa, ngoài ra, có thể bị viêm tai mũi họng, đau mắt viêm kết mạc…Bệnh viêm da tiếp xúc với nước bể bơi không đảm bảo chất lượng.

Bác sĩ Phương cho biết nước bể bơi tiệt trùng không cẩn thận cũng mang lại bệnh cho người dùng. Bể càng đông người càng sử dụng chất tẩy, tiệt trùng mạnh. Rất nhiều bể bơi người ta đổ nước hóa chất sát khuẩn với nồng độ cao khiến nguy cơ gây bệnh về da càng cao.

Nên tắm tráng ngay 

Tại Bệnh viện da liễu Trung ương, bác sĩ Phương cho biết có rất nhiều bệnh nhân bị viêm da tiếp xúc đến bệnh viện khám.

Chủ yếu là do trong nước bể bơi người ta sử dụng nhiều hóa chất hoặc vật lí để tiệt trùng gây kích ứng cho da.

Khi nó ở nồng độ cao sẽ gây một loạt các viêm da kích ứng với người sử dụng bể. Một số người nhạy cảm sẽ bị viêm da tiếp xúc dị ứng.

Ngoài ra, bác sĩ Phương cảnh báo khi sử dụng nước bể bơi hàng ngày không những da bị khô còn tăng tình trạng lão hóa. Vì khi da bị khô gây nứt, sẽ nhạy cảm với các tác nhân khác đặc biệt là là khi phải tiếp xúc ánh sáng, ánh nắng nhiều ở bể bơi, nhất là tình trạng tăng hắc tố da, đen da ở chị em ...

Bác sĩ Phương khuyến cáo nên chọn bể bơi có mật độ người dùng ít, vì đông thì khó đảm bảo chất lượng nước vừa an toàn vừa vệ sinh; Giảm sự lấy nhiễm của bệnh truyền nhiễm. Khu bể có tắm tráng trước khi xuống bể rất quan trọng, khi tắm tráng ướt tóc, ướt da, khi xuống nước, da và tóc đã ẩm sẽ hấp thu ít hóa chất hơn nước hồ bơi.

Sau bơi phải tráng ngay lập tức để hóa chất, vi khuẩn trên da trôi đi không bám đọng trên mặt da, không dùng nước nóng vì nghiên cứu cho thấy việc dùng nước nóng tắm tráng làm tăng các độc tính hóa chất lên. Sau đó sử dụng các sản phẩm tắm rửa dịu nhẹ tránh khô da, hoặc dùng thêm sản phẩm dưỡng da.


chọn
Thông tin quy hoạch nổi bật tuần qua (11/1 - 17/1): Thủ tướng yêu cầu khởi công toàn bộ cao tốc Ninh Bình - Hải Phòng trong quý I
Thủ tướng yêu cầu khởi công cao tốc Ninh Bình - Hải Phòng; Hà Nội khởi công đường Tây Thăng Long qua Đan Phượng; gần 4.000 tỷ đồng bồi thường, TĐC cao tốc Gia Nghĩa - Chơn Thành qua Bình Phước... là những thông tin quy hoạch nổi bật tuần qua.