Môn Lịch sử trong sách giáo khoa mới sẽ thay đổi như thế nào?

Môn Lịch sử trong sách giáo khoa mới sẽ có nhiều thay đổi từ cấp Tiểu học đến THPT. Việc tích hợp nội môn ở cả 3 cấp là điểm mới nhất.
mon lich su trong sach giao khoa moi se thay doi nhu the nao Sở GD&ĐT TP.HCM: 'Chúng tôi không tự ý biên soạn sách giáo khoa riêng'
mon lich su trong sach giao khoa moi se thay doi nhu the nao Chậm nhất 2020 phải áp dụng chương trình, sách giáo khoa mới
mon lich su trong sach giao khoa moi se thay doi nhu the nao TP.HCM sẽ thêm thời lượng thực hành vào bộ sách giáo khoa riêng

Bộ GD-ĐT đang hoàn thiện các công đoạn cuối cùng chương trình các môn học và hoạt động giáo dục để trưng cầu ý kiến xã hội 60 ngày trước khi hoàn thiện, đưa lên các hội đồng thẩm định chương trình xem xét, phê duyệt. Lúc đó, các tổ chức, cá nhân mới có thể dựa vào chương trình để viết sách giáo khoa (SGK) phổ thông mới.

Một trong những môn học có sự thay đổi và sự tích hợp là môn Lịch sử. Theo PGS.TS Nghiêm Đình Vỳ (thành viên nhóm biên soạn Chương trình SGK mới), ở Tiểu học sẽ không còn riêng môn Lịch sử mà được tích hợp sâu với môn Địa lý thành môn Lịch sử và Địa lý. Các cấp học khác cũng có tích hợp nội môn.

mon lich su trong sach giao khoa moi se thay doi nhu the nao
Môn Lịch sử trong sách giáo khoa mới sẽ có nhiều thay đổi (ảnh minh họa)

Việc tích hợp trong SGK Lịch sử từ trước đến nay đã có nhưng mức độ rất vừa phải. Riêng phần tích hợp nội môn chưa làm được.

Do đó, nhóm biên soạn Chương trình SGK mới đề xuất, cần tăng cường tích hợp trong giảng dạy vì đây là xu thế chung của thế giới, cũng như thực hiện Nghị quyết 29 của Trung ương Đảng về tích hợp sâu và phân hóa dần ở các lớp trên.

Cụ thể, ở chương trình và SGK hiện hành, môn Lịch sử được viết riêng lịch sử thế giới, đến lịch sử Việt Nam. Còn trong chương trình môn Lịch sử mới, nhóm đã dự thảo chuyển theo mô hình: Thế giới - khu vực - Việt Nam - địa phương. Trong đó, lấy lịch sử Việt Nam làm trọng tâm, chiếm 60% thời lượng của chương trình. Phần lịch sử địa phương sẽ do địa phương chủ động thiết kế theo hướng dẫn của Bộ GD-ĐT trong phạm vi cho phép.

Trong quá trình tích hợp, sẽ rất chú ý thể hiện rõ mối quan hệ giữa lịch sử thế giới và lịch sử Việt Nam. Sau này trong SGK, nhất là sách giáo viên, sẽ chú trọng yêu cầu giáo viên phân tích cho học sinh thấy mối quan hệ và sự tác động giữa lịch sử thế giới và lịch sử Việt Nam. Ví dụ cuộc cách mạng tháng 10 Nga, sự ra đời của quốc tế cộng sản, chiến tranh thế giới thứ 2, công cuộc cải tổ ở Liên Xô... Tất cả sự kiện này đã ảnh hưởng đến Việt Nam như thế nào và ngược lại.

Cấp Tiểu học sẽ tích hợp Lịch sử Địa lý, đưa thêm phần thế giới

Ở cấp Tiểu học sẽ thực hiện tích hợp xuyên môn, không còn riêng môn như truyền thống nữa. Hiện môn Lịch sử đang học theo kiểu thông sử, từ cổ đại đến hiện đại nhưng trong thời gian tới tích hợp sâu hơn và dự kiến sẽ tích hợp giữa Lịch sử và Địa lý nhưng vẫn có sắc thái riêng của cả hai môn.

Chương trình môn Lịch sử và Địa lý mới bắt đầu từ lớp 4 và kết thúc ở lớp 5 với việc tìm hiểu các nước láng giềng, khu vực Đông Nam Á và thế giới. Đây là điểm mới mà SGK hiện hành chưa có.

Cách viết dự kiến sẽ có sự kết hợp giữa kể chuyện và các chủ đề Lịch sử và Địa lý. Nội dung chủ yếu liên quan đến đất nước và con người Việt Nam, trong đó có kiến thức chung cả hai môn. Ví dụ: Chủ đề “Giới thiệu về nhà nước Văn Lang - Âu Lạc” sẽ nói đến sự thành lập, quá trình xây dựng và bảo vệ nhà nước qua một số câu chuyện: Lạc Long Quân - Âu Cơ; Mỵ Châu - Trọng Thủy...

cấp Trung học sẽ được tích hợp theo chủ đề

PGS.TS Nghiêm Đình Vỳ cũng cho biết, ở cấp THCS, học sinh phải học những thứ truyền thống và chuyên sâu theo thông sử. Nhưng dự kiến cũng sẽ tích hợp giữa Lịch sử và Địa lý trong nội dung cụ thể của chương và theo các chủ đề chung.

“Hiện tại, nhóm đã nghĩ ra được 4 chủ đề: Chẳng hạn chủ đề biển đảo, chủ đề đô thị, chủ đề Việt Nam trên con đường đổi mới, chủ đề văn minh châu thổ sông Hồng và sông Cửu Long... Dự kiến trong chương trình Lịch sử và Địa lý ở THCS, sẽ dành cho các chủ đề chung từ 10- 15% thời lượng chương trình”, PGS Vỳ cho biết.

mon lich su trong sach giao khoa moi se thay doi nhu the nao
PGS.TS Nghiêm Đình Vỳ

Giáo viên sẽ phải thay đổi cách thức dạy học

Theo PGS.TS Nghiêm Đình Vỳ, định hướng trong chương trình SGK mới sẽ tăng cường tích hợp đa môn, sử dụng nhiều hơn kiến thức các môn học khác trong các chương bài để làm cho lịch sử phong phú, hấp dẫn và giúp học sinh hiểu biết rộng hơn.

Chẳng hạn kết nối Lịch sử với Địa lý, Văn học, khoa học kỹ thuật... Ví dụ học về thời nguyên thủy, sẽ kết hợp với kiến thức sinh học như sự phát triển của bộ não, sự tiến hóa từ 4 chân đến hai chân... Hoặc sử dụng kiến thức Toán học, có số La mã, số Ả rập hoặc môn Vật lý là các phát minh về máy hơi nước, về động cơ...

Chương trình THCS, môn Lịch sử là một phân môn của môn Lịch sử và Địa lý.

Cấp THPT là giai đoạn định hướng nghề nên được dạy theo chủ đề, chuyên đề có tính nâng cao. Việc tích hợp nội môn theo mô hình thế giới - khu vực - Việt Nam - địa phương ở cả 3 cấp là điểm mới nhất.

Tuy nhiên, với sự đổi mới như trên, PGS.TS Nghiêm Đình Vỳ cho rằng, đ

iều khó khăn mà nhóm biên soạn dự đoán khi tích hợp Lịch sử thế giới với Lịch sử Việt Nam, học sinh sẽ khó hệ thống kiến thức xuyên suốt theo tiến trình phát triển của Lịch sử. Để khắc phục, trong SGK mỗi lớp sẽ có bài khái quát về lịch sử thế giới ở cuối khóa trình.

Mặt khác, giáo viên cần có sự thay đổi về phương thức dạy học để học sinh tự nhận định, đánh giá. Việc giảng dạy môn Lịch sử không không chỉ đề cập các vấn đề của lịch sử đất nước và trên thế giới mà còn liên hệ với đời sống hiện nay./.

mon lich su trong sach giao khoa moi se thay doi nhu the nao Dự thảo quy định 5 tiêu chuẩn, 19 tiêu chí biên soạn sách giáo khoa

Bộ GD&ĐT vừa ban hành Dự thảo Quy định tiêu chuẩn, quy trình biên soạn sách giáo khoa (SGK); tổ chức và hoạt động của ...

chọn
Hà Nam: Hai doanh nghiệp bắt tay làm khu công nghiệp 2.600 tỷ trên đường nối Vành đai 4 - Vành đai 5
KCN Thanh Bình II giai đoạn 1 có tổng vốn gần 2.700 tỷ, chủ đầu tư là Công ty TNHH Đầu tư Phát triển Hạ tầng Khu công nghiệp Thanh Bình. Đây là doanh nghiệp được góp vốn bởi GMG Việt Nam và Việt Phát.