Thói quen ăn nghệ gây tác hại thế nào đối với sức khỏe phụ nữ sau sinh? | |
Trầm cảm sau sinh ở Việt Nam: Đừng để phụ nữ đơn độc đối diện |
Móng chọc thịt là gì
Móng chọc thịt hay còn gọi là móng quặm, là tình trạng cạnh bên của móng chọc vào phần thịt ở khóe móng gây nên tổn thương xung quanh như sưng, mưng mủ, nhiễm trùng…
Bệnh lý móng chọc thịt khá phổ biến ở phụ nữ sau sinh. Nếu không điều trị dứt điểm và kịp thời, căn bệnh tưởng chừng đơn giản này có thể gây nên khó khăn trong việc đi giày dép hay đau nhức tái phát nhiều lần. Nặng hơn có thể bị nhiễm trùng máu hay tháo khớp ngón chân nếu để lâu.
Móng chọc thịt là bệnh thường gặp ở phụ nữ sau sinh. |
Nguyên nhân gây nên hiện tượng móng chọc thịt
Móng chọc thịt xảy ra khi góc hoặc cạnh của đường cong móng chân phát triển đâm vào vùng da bên khóe. Bệnh xuất hiện ở cả nam và nữ. Tuy nhiên, phụ nữ là đối tượng chiếm số đông hơn cả, đặt biệt là phụ nữ sau sinh.
Có rất nhiều nguyên nhân gây nên hiện tượng móng chọc thịt nhưng những nguyên nhân chủ yếu do móng từng bị chấn thương khiến việc mọc móng bị lệch; do mang giày quá chật, đặc biệt là giày cao gót: do cắt móng chân quá ngắn; do cắt móng ở một góc; do tăng cân đột ngột ở phụ nữ sau sinh…
Để ngăn ngừa nhiễm trùng cần phải điều trị sớm. Những trường hợp nhẹ bạn có thể tìm biện pháp khắc phục tại nhà. Những trường hợp nghiêm trọng hơn nên nhờ đến sự can thiệp của bác sĩ bằng phương pháp phẫu thuật.
Nếu bị nhẹ có thể xử lý tại nhà. |
Biện pháp xử lý móng chọc thịt
Ngâm chân trong nước ấm pha muối hoặc nước ấm pha chút cồn một ngày 3 lần, một lần kéo dài khoảng 20 phút.
Bạn cũng có thể ngâm chân trong giấm táo, một phương thuốc dân gian hiệu nghiệm. Giấm táo có khả năng sát khuẩn, chống viêm và giảm đau. Để thực hiện bằng cách này, bạn hãy chuẩn bị một chậu nước ấm và một tách giấm táo. Ngâm chân trong khoảng 20 phút và lau thật khô sau khi ngâm.
Đặt bông đã được ngâm trong cồn và nhét vào kẽ chân để ngăn ngừa vi khuẩn phát triển mạnh và giảm nguy cơ bị nhiễm trùng cho chân.
Có nhiều cách chữa móng chọc thịt. |
Bạn có thể giảm nguy cơ chân bị nhiễm trùng bằng cách dùng kem hoặc thuốc mỡ kháng sinh bôi vào phần kẽ móng.
Hãy lưu ý việc đi giày rộng thoải mái cho móng chân được phát triển thẳng, không bị uốn cong và chọc vào thịt.
Bên cạnh đó, với sản phụ, việc đi tất quá lâu trong thời gian ở cữ cũng gây ra bí bách, mồ hôi đọng lại nhiều gây bít móng cũng dễ khiến móng bị áp lực và chọc vào thịt ở khóe.
Việc tăng cân đột ngột của sản phụ sau sinh cũng là một trong những nguyên nhân khiến móng bị mọc lệch lạc. Vì thế, sau sinh sản phụ nên ăn uống tẩm bổ lượng vừa đủ, có thể giảm cân và tránh việc tăng thêm cân do ăn uống khiến móng chọc vào thịt.
Bạn có thể ngăn ngừa móng chọc thịt bằng những cách đơn giản. |
Khi nào nên phẫu thuật
Trong trường hợp nặng, tái phát nhiều lần, toàn bộ các móng bị viêm kẽ thì biện pháp cuối cùng là nên tiểu phẫu, định hình lại móng giúp hạn chế nguy cơ bị tái phát.
Quy trình phẫu thuật móng chọc thịt cũng rất đơn giản, đầu tiên là gây tê vòng quanh ngón chân. Loại bỏ phần thịt hoại tử và mủ ở vết thương. Sau đó cắt bỏ một phần móng có chứa móng chọc thịt. DIệt mầm móng bằng đốt điện, phenol để ngăn ngừa móng chọc thịt trở lại. Khâu vết mổ hoặc băng bó vết thương nếu rạch nhẹ. Hằng ngày thay băng, tra mỡ kháng sinh đến khi lành vết thương.
Đừng để dị ứng mề đay 'gõ cửa' nhà bạn vào mùa thu Mùa thu tiết trời mát mẻ nên được nhiều người yêu thích và chào đón. Tuy nhiên, những người có cơ địa nhạy cảm dễ ... |
Bí quyết giảm 24kg lấy lại dáng đẹp như thời còn son của mẹ 8X Khi cân nặng đã chạm mốc 76kg, người mẹ trẻ Lê Thị Kiều Vinh đã lên kế hoạch cùng sự quyết tâm cao độ để ... |