Lý giải hiện tượng phụ nữ sau sinh dễ gặp phải hội chứng ‘Baby Blues’

Đối với hầu hết phụ nữ, sự ra đời của con nhỏ là một trong những ngày vất vả nhất nhưng cũng hạnh phúc nhất trong cuộc đời. Tuy nhiên, các chuyên gia kết luận rằng, có tới 70% phụ nữ bị gặp các triệu chứng ‘baby blues’ trong tuần đầu sau khi sinh nở.
Bệnh trầm cảm: Hãy lạc quan trong thời điểm tối tăm và bế tắc
Những dấu hiệu trầm cảm sau sinh phụ nữ cần chú ý
ly giai hien tuong phu nu sau sinh de gap phai hoi chung baby blues

Trong khi hầu hết phụ nữ sẽ bình phục rất nhanh, tới 13% các bà mẹ sẽ mắc phải các triệu chứng lâm sàng của trầm cảm sau sinh.

Các triệu chứng có thể bao gồm buồn bã, thay đổi tâm trạng, lo lắng, mất ngủ, chán ăn và khó chịu trong một thời gian dài. Những lý do dẫn đến hiện tượng này vẫn chưa được làm rõ, tuy nhiên được biết là trong 3-4 ngày đầu sau sinh, nồng độ estrogen của các bà mẹ giảm từ 100 đến 1000 lần.

Nguyên nhân xuất hiện hội chứng “baby blues”

Chúng ta đều biết hormone estrogen và progesterone tăng cao hơn bao giờ hết trong các giai đoạn khác nhau của thai kỳ. Sau sinh, chúng lại đột ngột giảm mạnh. Quá trình sinh học thần kinh này chính là nguyên nhân dẫn đến tình trạng phụ nữ khóc lóc và ủ rũ sau sinh.

Thêm vào đó, với các bà mẹ sinh con lần đầu, chỉ sau quá trình sinh nở đau đớn và kiệt sức cũng đủ khiến họ cảm thấy mệt mỏi. Vậy mà lại biết bao công việc chăm sóc con đầy ngỡ ngàng đang chờ phía trước. Cộng thêm nhiều yếu tố khác như vết thương sau sinh, bất tiện trong tiêu tiểu và sinh hoạt… càng khiến phụ nữ sau sinh có những trải nghiệm cảm xúc không hề dễ chịu. Để giảm bớt những áp lực tâm lý, nếu bạn cảm thấy khó khăn khi cho con bú, bị thiếu ngủ, hoặc đau đớn… hãy nhờ đến sự giúp đỡ của chồng mình hoặc người thân. Với những người có tiền sử gia đình bà hoặc mẹ từng bị trầm cảm sau sinh càng phải chú ý hơn về điều này.

Phân biệt hội chứng hội chứng “baby blues” và trầm cảm

Một số mẹ sau sinh sẽ trải qua những thay đổi tâm trạng với hội chứng khóc lóc và ủ rũ sau vài tuần đầu sinh em bé. Mặc dù các bà mẹ chịu ảnh hưởng của hội chứng “baby blues” đều không cần điều trị tâm lý nhưng nếu nó kéo dài dai dẳng với sự tăng cấp của những cảm xúc tiêu cực có thể dẫn đến trầm cảm. Vì vậy, điều quan trọng là bạn phải phân biệt được những dấu hiệu sau:

Hội chứng “baby blues”:

1. Bạn muốn khóc và khóc hàng tiếng đồng hồ trong ngày. Một sự việc nhỏ cũng dễ khiến bạn bị tổn thương sâu sắc.

2. Các triệu chứng xuất hiện trong khoảng hai tuần sau sinh.

3. Tâm trạng bất ổn, luôn cảm thấy chán nản, buồn phiền, cáu gắt, lo âu, thiếu tập trung hoặc sống quá nhiều cho những cảm xúc nhất thời.

Trầm cảm sau sinh

1. Các triệu chứng kéo dài hơn hai tuần sau sinh, triệu chứng tương tự như “baby blues” nhưng nặng nề hơn nhiều và ảnh hưởng đến các hoạt động khác.

2. Luôn lo lắng, buồn bã hoặc khóc lóc rất nhiều. Nhiều bà mẹ tự thu mình, không giao tiếp, khó chịu với những người khác, luôn có cảm giác tội lỗi vì bản thân không đủ năng lực hoặc thiếu quan tâm đến em bé; thói quen ăn uống và ngủ nghỉ thay đổi; rất khó tập trung suy nghĩ; sống trong cảm giác tuyệt vọng và thậm chí đôi khi còn xuất hiện suy nghĩ làm hại chính mình hoặc em bé; luôn bị ám ảnh và hoảng sợ điều gì đó; không quan tâm đến các hoạt động bình thường; không đủ năng lực để chăm sóc em bé hoặc lo lắng thái quá về sức khỏe của con.

3. Trầm cảm sau sinh thường xuất hiện trong khoảng 2-3 tháng đầu sau sinh con nhưng cũng có thể xảy ra tại bất kỳ điểm nào sau khi chuyển dạ.

Nói chung, nếu sau hai tuần sinh con, các triệu chứng lo âu và trầm cảm vẫn còn kéo dài, bạn nên chia sẻ vấn đề của mình với các bác sĩ chăm sóc cho bạn trong suốt thai kỳ. Họ sẽ theo dõi và giới thiệu cho bạn những chuyên gia tốt nhất để điều trị theo các liệu pháp tâm lý, kết hợp dùng thuốc và những biện pháp điều trị khác. Một số phụ nữ mắc hội chứng “baby blues” cảm thấy tình trạng thuyên giảm khi họ được ngủ đủ giấc trở lại. Vì thế, bạn có thể thử giải pháp này.

Sau cùng, các bà mẹ cần hiểu rằng hội chứng “baby blues” là một tình trạng tâm lý rất phổ biến ở mọi phụ nữ sau sinh. Không có gì để bạn cảm thấy xấu hổ hoặc áp lực khi chia sẻ nó với người thân và các bác sĩ của mình. Những giải pháp can thiệp kịp thời sẽ có ý nghĩa rất lớn để bạn sớm kết thúc nó. Bằng không, sự chần chừ của bạn sẽ làm cho nó thực sự phức tạp và trở thành căn bệnh trầm cảm.

ly giai hien tuong phu nu sau sinh de gap phai hoi chung baby blues Trầm cảm sau sinh: Căn bệnh gây ra nhiều tội ác

Trầm cảm sau sinh không chỉ là căn bệnh nhiều phụ nữ trong xã hội hiện đại gặp phải mà còn là nguyên nhân gây ...

ly giai hien tuong phu nu sau sinh de gap phai hoi chung baby blues Phát hiện gây sốc về trầm cảm sau sinh qua chiếc camera đặc biệt theo dõi 2.300 sản phụ

Việc theo dõi này đã tiến hành trong 25 năm với 2.300 bà mẹ để rút ra những kết luận quan trọng về trầm cảm ...

ly giai hien tuong phu nu sau sinh de gap phai hoi chung baby blues Tôi từng có lúc muốn ôm con tự tử

Lúc con tôi được 7 tháng tuổi, mọi sự uất ức, tuyệt vọng của nhà chồng và chồng đổ vào tôi lên đến tột đỉnh. ...

chọn
'Quy hoạch NOXH ở những khu vực quá xa trung tâm như Củ Chi là không khả thi'
Theo đại diện Ban Quản lý các Khu chế xuất và công nghiệp TP HCM, so với các dự án nhà ở thông thường, việc xây dựng NOXH phức tạp hơn. Chẳng hạn như việc chọn địa điểm xây dựng, nếu NOXH được quy hoạch ở những khu vực quá xa trung tâm như Củ Chi thì sẽ không khả thi do di chuyển hàng ngày bất tiện.