Đề xuất đưa thuốc mới chữa viêm gan C vào danh mục BHYT để người bệnh hưởng lợi |
Loại thuốc tạo bước tiến quan trọng nhất trong lịch sử chữa trị bệnh sốt rét |
Bệnh nhân là một phụ nữ 45 tuổi ở Đoan Hùng, Phú Thọ. Chị đã sống chung với khối sa suốt 17 năm. Cuộc sống, sinh hoạt vì thế bị ảnh ảnh hưởng nghiêm trọng.
Zing đưa tin, nữ bệnh nhân cho biết, chị sinh thường lần 2 vào năm 2001. Nhà ít người, ngay khi sinh xong, chị phải tự nấu ăn, giặt quần áo và làm việc nhà. Một thời gian sau, chị xuất hiện khối sa xuống vùng hậu môn và âm đạo.
Phiếu nội soi của bệnh nhân |
Một năm gần đây, khối sa ngày càng lớn, sinh hoạt bất tiện vì không tự chủ được khi đại tiện.
Nguồn tin trên báo VTC, bệnh viện Đa khoa Hùng Vương đã chỉ định phẫu thuật tạo hình tầng sinh môn cho bệnh nhân. Sức khỏe của chị đã ổn định và đang được điều trị tại khoa Ngoại của bệnh viện.
Dù là bệnh lành tính, không có biến chứng nặng nề và không diễn biến phức tạp nhưng các bác sĩ cho biết, nó gây nhiều phiền toái trong sinh hoạt và ảnh hưởng tới khả năng lao động.
Một số nguyên nhân gây ra sa trực tràng - âm đạo ở phụ nữ: Chửa đẻ nhiều lần, đẻ dày, không được đỡ đẻ an toàn đúng kỹ thuật, rách tầng sinh môn không khâu. Lao động nặng hoặc quá sớm sau đẻ làm tăng áp lực ổ bụng, đè vào đáy chậu còn mềm yếu dễ gây nên sa sinh dục. Các nguyên nhân gây tăng áp lực ổ bụng thường xuyên: mang vác, gánh gồng nặng, táo bón thường xuyên, ho kéo dài, những người bán hàng rong thường xuyên ngồi bệt trên lề đường… Các bác sĩ khuyến cáo, người phụ nữ khi có những biểu hiện của sa trực tràng - âm đạo nên đến bệnh viện để được bác sĩ thăm khám và tư vấn cụ thể. |
Bệnh trầm cảm: Hãy lạc quan trong thời điểm tối tăm và bế tắc
“Nếu như bạn gặp phải bệnh trầm cảm, đừng bi quan với nó mà hãy tự tin để đi qua căn bệnh này!”. Đây là ... |
Dịch sởi tăng cao: Các trung tâm y tế rà soát tiêm chủng cho trẻ
Các trung tâm y tế tại Hà Nội đang rà soát số trẻ nằm trong diện tiêm chủng mở rộng, bảo đảm trẻ được tiêm ... |
Sau mưa lũ, nhiều dịch bệnh nguy hiểm có thể bùng phát
Sau mưa lũ, người dân có thể mắc các bệnh truyền nhiễm như tiêu chảy, đau mắt đỏ, viêm đường hô hấp, cảm cúm... |