Một ngày ở 'lò' đào tạo sỹ quan Cảnh sát

Chủ trương “Học đi đôi với hành”, “giảm lý thuyết, tăng thực hành” đã và đang được các trường Công an nhân dân (CAND) nói chung, các trường Cảnh sát nhân dân (CSND) nói riêng triển khai mạnh mẽ để học viên sau khi tốt nghiệp ra trường đáp ứng được yêu cầu công tác chiến đấu.

Hồi ức của một sỹ quan Cảnh sát giao thông Sỹ quan Cảnh sát giao thông giỏi đánh án ma túy1 Một sỹ quan Cảnh sát trẻ tiêu biểu

Một trong những khâu được các trường CSND xác định là then chốt trong đổi mới đó là công tác giảng dạy thực hành các môn nghiệp vụ, theo đó học viên các trường CSND vừa học ở trường, vừa thực hành, thực tế tại các đơn vị nghiệp vụ, địa bàn cơ sở. Thậm chí, tại một số cơ sở đào tạo đặc thù như Trung cấp Cảnh sát vũ trang, thời lượng thực hành còn chiếm 2/3 thời gian học...

Khi “sân trường là thao trường, giảng đường là bãi tập”

Sân trường như một thao trường là cảm nhận của chúng tôi khi đến Trường Trung cấp Cảnh sát vũ trang (CSVT), một trong những “lò” đào tạo Cảnh sát đặc nhiệm (CSĐN) của lực lượng CAND, đầu sân này là nơi luyện tập bắn súng, giữa sân là nơi tập võ thuật và cuối sân là nơi thực hành các thao tác nghiệp vụ cơ bản.

Tại Khoa CSĐN, giảng viên đang tổ chức cho học viên thực hành các thao tác leo dây, bật tường, leo cửa sổ. Nhìn các học viên nữ thực hiện các pha leo dây, bật tường một cách khá nhuần nhuyễn, đẹp mắt cũng có thể hình dung ra các em đã phải trải qua một thời gian dài khổ luyện, vất vả thế nào.

Một ngày ở lò đào tạo sỹ quan Cảnh sát - Ảnh 1.

Huấn luyện điều lệnh cho sinh viên tại Học viện CSND.

Để đào tạo ra được một chiến sỹ trinh sát giỏi, biết sử dụng tốt các loại công cụ hỗ trợ, các học viên phải trải qua quá trình luyện tập nghiêm ngặt được tiến hành thường xuyên trong cả khóa học, với cường độ rất cao trong mọi điều kiện gian khổ, kể cả nguy hiểm. Chính vì vậy, đòi hỏi mỗi học viên đều phải có tinh thần khổ luyện và ý chí cao độ.

Đại tá Vũ Hữu Canh, Hiệu trưởng Trường Trung cấp CSVT, cho biết do đặc thù chiến đấu đòi hỏi nam nữ phải như nhau nên trong chương trình đào tạo tại trường nữ giới cũng phải đạt được các kỹ năng như nam giới.

Bí quyết đào tạo của nhà trường là dạy từ đơn giản đến phức tạp để học viên dễ thích ứng. Do vậy, bên cạnh việc trang bị các kiến thức về lý luận nghiệp vụ, nhà trường luôn hướng đào tạo cho học viên các thao tác, kỹ năng thực hành gắn liền với thực tiễn chiến đấu của lực lượng CAND. Hiện giáo trình giảng dạy của trường là áp dụng 30% lý thuyết, 70% thực hành.

Một ngày ở lò đào tạo sỹ quan Cảnh sát - Ảnh 2.

Học viên cảnh sát thực hành phòng chống khủng bố giải cứu con tin bị bắt cóc trên máy bay trong mưa lớn.


Riêng đối với các môn thực hành có tính ứng dụng cao như bắn súng ứng dụng, tuần tra kiểm soát, canh gác bảo vệ mục tiêu, kỹ thuật chiến đấu, việc áp dụng phương pháp dạy học cũng được nhà trường liên tục đổi mới, sáng tạo theo hướng tăng cường cho học viên trực tiếp vào vai xử lý tình huống; tổ chức cho học viên học tập, hành quân dã ngoại dài ngày theo điều kiện chiến đấu cụ thể.

Tăng thời gian tham gia các đơn vị chiến đấu, tại các khu vực sân bay, bến cảng, bến tàu, bến xe, các khu vực mục tiêu để học viên có điều kiện tiếp xúc  thực tế.

Đặc biệt, không chỉ tổ chức dạy học ban ngày, nhà trường còn nghiên cứu đưa thêm nhiều nội dung có tính ứng dụng cao vào học ban đêm để học viên có điều kiện so sánh thực tế các mức độ khó khăn phức tạp và những điều kiện thuận lợi trong tác chiến, từ đó rèn luyện kỹ năng hợp đồng chiến đấu đạt kết quả cao nhất.

Những bài giảng bắt nguồn từ thực tế

Trung tá. TS Đặng Thị Ngọc Hà, Trưởng Phòng quản lý Đào tạo, Trường Cao đẳng CSND I cho biết: Xuất phát từ mục tiêu đào tạo đội ngũ cán bộ sỹ quan có kỹ năng thực hành thao tác nghề nghiệp đạt trình độ cao, đáp ứng yêu cầu bảo vệ an ninh quốc gia; đảm bảo trật tự an toàn xã hội trong tình hình mới. 

Chương trình đào tạo của nhà trường hiện nay đều có khối lượng kiến thức thực hành chiếm tới 89% số lượng các học phần.

Trong giáo án giảng dạy thực hành của giảng viên đều có yêu cầu sử dụng tình huống nghiệp vụ thông qua đóng vai giải quyết tình huống nghiệp vụ; giảng dạy thực hành bằng thực nghiệm trên các phương tiện nghiệp vụ đã được trang bị tại chính phòng học chuyên ngành của nhà trường; khi tổ chức đánh giá các bài dạy giỏi các cấp cũng đều ưu tiên lựa chọn các tiết giảng của giảng viên ở khâu thực hành.

Riêng đối với những nội dung giảng dạy thực hành nhà trường chưa đảm bảo cơ sở vật chất, trang bị, phương tiện thực hành, nhà trường đã tổ chức đưa học viên đi học thực tế tại các đơn vị ngoài trường như Viện Khoa học hình sự, Cục Cảnh sát QLHC về TTXH hoặc liên hệ mời các cán bộ tại những đơn vị thực tế như Viện KHHS, Cục CSĐT tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu, môi trường, điều tra tội phạm về trật tự xã hội; các Phòng nghiệp vụ và Công an một số địa phương đến trường tham gia giảng dạy khâu thực hành cho học viên; chú trọng tập huấn phương pháp giảng dạy thực hành thông qua các tình huống nghiệp vụ...

Đặc biệt, để nâng cao năng lực giảng dạy thực hành cho đội ngũ giảng viên, vào đầu năm học, nhà trường đều ban hành kế hoạch đi nghiên cứu thực tế của giảng viên trong toàn trường, trong đó chú trọng đến thời gian, địa bàn và yêu cầu đặt ra trong quá trình đi thực tế.

Tất nhiên, các địa bàn thực tế mà giáo viên được cử đến để “nằm vùng” phải là nơi có tình hình phức tạp về ANTT hoặc các Cục nghiệp vụ, các phòng nghiệp vụ quản lý công tác chuyên môn sâu để giảng viên có điều kiện được tiếp cận, tham gia vào các tình huống nghiệp vụ thực tế.

Ba cùng với dân, gắn bó các đơn vị nghiệp vụ như “bám địa bàn”

Từ việc đào tạo chủ yếu nặng về lý thuyết, trong những năm qua, quá trình đổi mới dạy học cũng được Học viện CSND tiến hành theo hướng gắn bó chặt chẽ đào tạo lý thuyết với thực tiễn.

Để có thêm địa bàn cho sinh viên thực tập, thực hành các kỹ năng nghiệp vụ, mỗi khoa, bộ môn của Học viện CSND đều ký kết hợp tác với các phòng nghiệp vụ Cảnh sát, Công an các quận, huyện trên địa bàn TP Hà Nội và các đơn vị nghiệp vụ khác như các trại giam, các cục nghiệp vụ của Bộ Công an.

Đây đồng thời cũng là địa bàn thực tập, kiến tập của cán bộ, học viên các khoa nghiệp vụ chuyên ngành. Ngoài các đợt kiến tập, thực tập dài ngày như “3 cùng” tại nhà dân để thực hành chính trị - xã hội; đến các đơn vị nghiệp vụ, địa bàn để thực tập nghiệp vụ cơ bản và phát động quần chúng, nhà trường còn tổ chức rất nhiều đợt thực tập, kiến tập ngắn ngày khác trải dài trong suốt thời gian.

Học viện CSND đang hướng tới mô hình đào tạo 50% lý thuyết, 50% thực hành này để học viên sau khi ra trường có thể đáp ứng được những đòi hỏi ngày càng cao hơn từ thực tiễn.

Không chỉ tăng cường gắn kết với các đơn vị nghiệp vụ bên ngoài, từ năm 2017, Học viện CSND đã xây dựng và đưa vào sử dụng Trung tâm Huấn luyện thực hành nghiệp vụ với diện tích hơn 16.000 m2, gồm 20 phòng thực hành nghiệp vụ gắn với từng chuyên ngành đào tạo, trang bị đầy đủ trang thiết bị hiện đại, mô hình hóa các môi trường công tác thực tiễn để giáo viên có điều kiện giảng dạy trực quan, sinh động, còn học viên được sớm tiếp cận và thực hành kỹ năng.

Thượng tá, TS Trần Thế Hưởng, Trưởng khoa CSHS, Học viện CSND cho biết: Việc trang bị tốt các phòng thực hành đã hạn chế được tình trạng học lý thuyết chay, thay vào đó, học viên có cơ hội được tiếp cận, làm quen với các tính năng của các loại công cụ hỗ trợ để có sử dụng linh hoạt, hiệu quả hơn trong quá trình chiến đấu sau này.

Quy định về tuyển sinh vào các trường Công an nhân dânQuy định về tuyển sinh vào các trường Công an nhân dân Chi tiết chỉ tiêu tuyển sinh các trường công an năm 2019Chi tiết chỉ tiêu tuyển sinh các trường công an năm 2019 Tuyển sinh trường công an 2019: Dự kiến tuyển 1.600 chỉ tiêuTuyển sinh trường công an 2019: Dự kiến tuyển 1.600 chỉ tiêu


chọn
Hà Nam: Hai doanh nghiệp bắt tay làm khu công nghiệp 2.600 tỷ trên đường nối Vành đai 4 - Vành đai 5
KCN Thanh Bình II giai đoạn 1 có tổng vốn gần 2.700 tỷ, chủ đầu tư là Công ty TNHH Đầu tư Phát triển Hạ tầng Khu công nghiệp Thanh Bình. Đây là doanh nghiệp được góp vốn bởi GMG Việt Nam và Việt Phát.