Một thập kỉ nợ nần của nền kinh tế toàn cầu

Các công ty zombie ở Trung Quốc, khoản vay sinh viên ở Mỹ, thế chấp cao ngất trời ở Australia, và rủi ro vỡ nợ ở Argentina… đây là một thập kỉ vay nợ nhiều nhất trong lịch sử của nền kinh tế toàn cầu.

Một thập kỉ nợ nần

Không còn có thể kiếm tiền dễ dàng như trước, thập kỉ này đã chứng kiến khoản nợ kỉ lục lên tới 250.000 tỉ USD, từ nợ chính phủ, nợ doanh nghiệp đến các khoản vay nợ của hộ gia đình. Nó gấp 3 lần sản lượng kinh tế toàn cầu và tương đương khoảng 32.500 USD tiền nợ đang treo lơ lửng trên đầu mỗi công dân toàn cầu.

Phần lớn các khoản nợ đó bắt nguồn từ những nỗ lực có chủ ý của các nhà hoạch định chính sách, trong việc sử dụng vốn vay để thúc đẩy nền kinh tế thị trường, trước bối cảnh suy thoái kinh tế. Lãi suất chạm đáy trong những năm qua đã giúp giảm bớt gánh nặng cho các khoản vay, và cho phép số tiền vay nợ tiếp tục tăng lên.

tổng nợ

Tổng nợ toàn cầu trong một thập kỉ qua theo số liệu từ IMF. (Đồ hoạ: Thiên Trường).

Chính phủ mới đắc cử ở Argentina đã hứa sẽ đàm phán lại khoản nợ tín dụng kỉ lục 56 tỉ USD với IMF, gợi nhớ đến kí ức về sự sụp đổ của nền kinh tế nước này, khi bị vỡ nợ vào năm 2001. Thổ Nhĩ Kỳ và Nam Phi cũng đang phải đối mặt với nỗi sợ tương tự.

Tại Mỹ, các khoản nợ doanh nghiệp chiếm tới 70% tổng nợ quốc gia. Và tại Trung Quốc, theo tổ chức S&P Global dự báo con số các doanh nghiệp vỡ nợ sẽ tăng lên kỉ lục trong năm tới. Trong khi đó tại Australia và Hàn Quốc, các khoản nợ chi tiêu trong hộ gia đình lại lớn hơn cả.

Các khoản nợ khổng lồ đang treo lơ lửng trên đầu thế hệ trẻ tiếp theo của thế giới. Tại Mỹ, bộ phận sinh viên hiện phải gánh 1,5 nghìn tỉ USD các khoản nợ học tập, và đang phải vật lộn để trả hết.

Mohamed El-Erian, cố vấn kinh tế của Allianz SE, cho biết ngay cả khi các khoản nợ có lãi suất thấp nó sẽ vẫn là tạo ra những rủi ro cho nhiều người và cho nhiều nền kinh tế. Các nhà hoạch định chính sách sẽ phải điều hướng số dư, và đánh đổi giữa thắt lưng buộc bụng với tăng trưởng kinh tế, ban hành các chính sách hỗ trợ cho người vay hoặc thậm chí là xoá nợ.

Giải pháp: Hãy nợ nhiều hơn!

Trong khi các nhà hoạch định chính sách vẫn đang vật lộn với sự giảm tốc của tăng trưởng kinh tế, thì một bộ phận các chuyên gia tài chính lại đề xuất các giải pháp có chung một mẫu số: Hãy nợ nhiều hơn.

Từ những thoả thuận thương mại mới đến những lí thuyết tiền tệ hiện đại, những người ủng hộ chi tiêu thâm hụt cho rằng các Ngân hàng Trung ương đã cạn kiệt tài chính, và việc tiếp tục "đốt tiền" của chính phủ vào nền kinh tế sẽ giúp các doanh nghiệp và hộ gia đình thoát khỏi vũng lầy.

IMG_20191123_104035

Các quốc gia đang vay nợ nhiều hơn để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. (Ảnh: Thiên Trường).

Các chủ Ngân hàng Trung ương đến các nhà hoạch định chính sách, từ Chủ tịch Ngân hàng Trung ương châu Âu Christine Lagarde đến Quỹ Tiền tệ Quốc tế, đã kêu gọi các chính phủ làm nhiều hơn, cho rằng đây là thời điểm tốt để mạnh tay vay tiền cho các dự án kinh tế quốc gia.

Để thúc đẩy cho sự phục hồi của Hoa Kỳ, trong năm 2019, Cục dự trữ liên bang Mỹ đã ba lần hạ lãi suất. Nhật Bản cũng đang cân nhắc lại kế hoạch chi tiêu mới trong khi chính sách tiền tệ vẫn cực kì dễ dàng. Và trong những gì được mô tả là cuộc bầu cử có kết quả tốt đẹp nhất ở Anh trong nhiều thập kỉ, cả hai đảng lớn đều hứa sẽ đẩy mạnh mức chi tiêu công.

Tuy nhiên, khi các nhà đầu tư toàn cầu đã quen với một thế giới chìm trong sắc đỏ, họ sẽ không nhìn ra được những rủi ro của một nền kinh tế bong bóng với khoảng 12.000 tỉ USD trái phiếu có lợi suất âm.

Theo Richards, Giám đốc điều hành của Fidelity International, cho biết lợi suất trái phiếu âm hiện đang là mối quan tâm hàng đầu hiện nay.

"Chúng ta đang ở gần hơn với bong bóng kinh tế, nhưng không thể biết chính xác nó sẽ nổ như nào hay khi nào nó nổ", vị giám đốc điều hành của Fidelity cho hay.

chọn
Địa phương được dự báo là 'thủ phủ công nghiệp' mới ở phía nam vừa hút hơn 1,5 tỷ USD vốn ngoại sau một quý
Quý I/2024, Bà Rịa - Vũng Tàu đã thu hút 13 dự án FDI với tổng vốn đầu thu thu hút hơn 1,56 tỷ USD và 10 dự án trong nước với tổng đầu tư thu hút gần 25.000 tỷ đồng.