MTTQ Việt Nam ký kết chương trình phối hợp với Bộ TN&MT

Chiều 26/12, tại Hà Nội, Ban Thường trực Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) tổ chức Hội nghị Tổng kết chương trình phối hợp giai đoạn 2012-2016 và ký kết chương trình phối hợp giai đoạn 2016-2020.
mttq viet nam ky ket chuong trinh phoi hop voi bo tnmt
Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam Nguyễn Thiện Nhân phát biểu tại Hội nghị. Ảnh: VGP/Thành Trung

Phát biểu tại Hội nghị, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam Nguyễn Thiện Nhân nhấn mạnh, trong giai đoạn hiện nay, công tác quản lý môi trường ngày càng tốt hơn, hệ thống pháp luật hoàn thiện hơn, bộ máy hành động quyết liệt hơn, hệ thống xử lý rải thải, nước thải tốt hơn.

Tuy nhiên, theo ông Nguyễn Thiện Nhân, ô nhiễm môi trường cũng ngày càng gia tăng, nỗi lo lắng của nhân dân ngày càng lớn, điều đó xuất phát từ thực tế quản lý môi trường ngày càng gặp nhiều thách thức. Quy mô kinh tế và dân số tăng cùng với công nghiệp hóa, mức sống nâng cao khiến lượng chất thải ngày càng nhiều. Trong khi đó, bộ máy quản lý về môi trường lại không thể tăng, nên với bộ máy thanh tra môi trường hiện tại, phải mất 100 năm mới có thể thanh tra hết các doanh nghiệp, khu công nghiệp. “Đó là mâu thuẫn giữa phát triển và môi trường”, ông Nguyễn Thiện Nhân nói.

Vì vậy, theo người đứng đầu Mặt trận, vấn đề đặt ra là phải tăng cường vai trò giám sát của nhân dân. Nhân dân giám sát, phát hiện các cơ sở vi phạm về môi trường, khi phát hiện sai phạm thì thanh tra nhà nước mới vào cuộc để chỉ rõ sai phạm và có chế tài xử lý. Đó chính là vai trò thanh tra, giám sát của nhân dân. Việc Mặt trận và ngành TN&MT tiếp tục ký kết chương trình phối hợp giai đoạn 2016-2020 là để phát huy vai trò đó.

Theo ông Nguyễn Thiện Nhân, những giải pháp bảo vệ môi trường hiện nay là khá đầy đủ với nhiều mô hình về xây dựng cuộc sống xanh, sạch cũng như chuyển hóa chất thải, nguồn nước thành nguồn năng lượng sạch. Tuy vậy, vẫn cần tiếp tục có những giải pháp để giảm chất thải, sản xuất sạch hơn, sống sạch hơn cũng như tăng cường vận động nhân dân thay đổi nhận thức, hành vi.

Cùng với đó, phải tăng cường giám sát các cơ quan, doanh nghiệp có nguồn xả thải qua việc huy động nhân dân vào cuộc mạnh mẽ. Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam cũng cho rằng, cần xây dựng mô hình quản lý môi trường, trong đó Cuộc vận động toàn dân đoàn kết xây dựng đô thị văn minh, nông thôn mới là một giải pháp tối ưu.

Theo người đứng đầu Mặt trận, cần phân công rõ vai trò giám sát của các tổ chức, đoàn thể như Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam giám sát xả thải của các doanh nghiệp; Hội Nông dân giám sát việc sử dụng vật tư nông nghiệp, hóa chất trong sản xuất; Đoàn Thanh niên giám sát xử lý rác sinh hoạt của gia đình ở phường xã, khu dân cư… Mặt trận sẽ chủ trì giám sát việc xả thải của các khu công nghiệp, dự án, công trình lớn.

Tại Hội nghị, ông Nguyễn Thiện Nhân đề nghị ngành TN&MT hỗ trợ kinh phí xây dựng các mô hình tự quản ở khu dân cư bảo vệ môi trường, hỗ trợ Mặt trận giám sát giám sát việc xả thải của các khu công nghiệp, dự án, công trình lớn cũng như tuyên dương, khen thưởng những tổ chức, cá nhân xuất sắc trong công tác bảo vệ môi trường.

mttq viet nam ky ket chuong trinh phoi hop voi bo tnmt
Ban Thường trực Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam, Bộ TN&MT ký kết chương trình phối hợp thực hiện nhiệm vụ trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường giai đoạn 2016-2020. Ảnh: VGP/Thành Trung

Các tổ chức thành viên của Mặt trận đã phát động các phong trào thi đua phù hợp với từng tổ chức thành viên như Đoàn Thanh niên với phong trào “Thanh niên xung kích vì cuộc sống cộng đồng”, “Hành trình xanh”, Hội Phụ nữ với phong trào “Xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch”, “Nói không với túi nylon khi đi chợ”, Hội Nông dân với phong trào thực hiện nền nông nghiệp sạch… góp phần thay đổi nhận thức và hình thành thói quen bảo vệ môi trường trong mỗi người dân.

Nhiều nơi đã lấy kết quả thực hiện nhiệm vụ bảo vệ môi trường làm một trong những tiêu chí để đánh giá, bình xét, công nhận danh hiệu “Gia đình văn hóa”, “Khu dân cư văn hóa”.Theo báo cáo của MTTQ Việt Nam, thực hiện Chương trình phối hợp giữa hai bên trong giai đoạn 2012-2016, nội dung phối hợp về quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu luôn được thực hiện cùng với việc triển khai các phong trào thi đua, các cuộc vận động, trong các chương trình phối hợp và thống nhất hành động của Mặt trận.

Trong các năm 2013-2015, Ban Thường trực Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam đã phối hợp tổ chức các đợt giám sát việc quản lý, xử lý tình trạng khai thác cát sỏi trái phép gây sạt lở các bờ sông và tác động tiêu cực đến môi trường sống của nhân dân; vấn đề ô nhiễm môi trường tại các làng nghề truyền thống; những vấn đề môi trường mà nhân dân nêu ý kiến như các dự án khai thác đá, tận thu khoáng sản titan, tình trạng nhiễm mặn do sản xuất muối…

Hầu hết những ý kiến, kiến nghị của nhân dân về ô nhiễm môi trường qua phản ánh của Ủy ban MTTQ Việt Nam các cấp đã được các cấp chính quyền xử lý, giải quyết.

chọn
Công ty con Kinh Bắc tăng vốn gấp rưỡi trước thềm xây khu công nghiệp 466 ha ở Long An
Sài Gòn Tây Bắc (SCD) - công ty con của Kinh Bắc sắp xây dựng KCN Lộc Giang gần 5.200 tỷ tại Đức Hòa, Long An. Vừa qua, doanh nghiệp này đã thực hiện tăng vốn điều lệ từ 750 tỷ đồng lên 1.181 tỷ đồng.