Giám đốc Xí nghiệp Quản lý bãi và xử lý chất thải cho biết, mỗi ngày có hơn 300 người ra vào thường xuyên để nhặt rác kiếm sống tại bãi rác Khánh Sơn. Đa số họ đến từ các địa phương gần bãi rác như khu vực Đà Sơn và Khánh Sơn (cùng thuộc phường Hòa Khánh Nam, quận Liên Chiểu) và thôn Đại La (xã Hòa Sơn, huyện Hòa Vang)… (Ảnh: LÊ AN).
Hầu hết người nhặt rác là nữ giới ở nhiều lứa tuổi. Hằng ngày, họ phải tiếp xúc với vô số loại rác thải như: Vỏ bánh kẹo, xác động vật, thực vật hư hại, kim loại, bìa các-tông, vỏ chai... (Ảnh: LÊ AN).
Công cụ để nhặt rác là những chiếc giỏ đan được đeo sau lưng, bao tải đựng rác và không thể thiếu chiếc bồ cào sắc nhọn, găng tay để bới rác. Tiếp xúc với rác, những người nhặt rác cần đến hai lớp găng tay, một lớp găng tay vải bên trong và một lớp găng tay cao su bên ngoài. (Ảnh: LÊ AN).
Bất chấp khói bụi mịt mù và mùi hôi từ những chiếc xe chở rác, nhiều người vẫn tập trung quanh xe để chờ nhặt rác từ trên xe đổ xuống. Trong những ngày "mắn rác", mỗi người có thể kiếm được từ 200-300 nghìn đồng/ngày. (Ảnh: LÊ AN).
Năm nay 51 tuổi, chị P.T.T (trú thôn Đại La, xã Hòa Sơn) đã có "thâm niên" nhặt rác hơn 20 năm ở bãi rác Khánh Sơn. Cũng như nhiều người khác, công việc của chị là thu lượm rác, tìm kiếm phế liệu... để đem bán kiếm sống qua ngày. Chị tâm sự: "Hồi mới ra bãi rác, nghe mùi là suýt nôn, nhức đầu, khó chịu. Nhưng làm lâu năm thì quen mùi, chả sợ hôi nữa để lo cho gia đình ". (Ảnh: LÊ AN).
Công việc nhặt rác vất vả, tiếp xúc với nhiều yếu tố độc hại, dễ gây nên những thương tích, bệnh hô hấp, bệnh da liễu... Thế nhưng nhiều người vẫn kiên trì bám nghề. Chị V.T.A, một người nhặt rác cho hay: "Biết là cực, phải dầm nắng dầm mưa, hít mùi hôi rồi nguy hiểm đủ thứ nhưng bù lại có tiền để lo cho con cái ăn học, để mai sau nó không khổ như mình". (Ảnh: LÊ AN).
Phó Chủ tịch UBND phường Hòa Khánh Nam Lê Thị Tuyết Mai cho biết: "Chính quyền phường Hòa Khánh Nam cũng đã nhiều lần vận động người dân chuyển nghề khác để bảo đảm an toàn cho sức khỏe, tuy nhiên hầu hết những lao động ở Khánh Sơn vẫn muốn bám trụ với nghề bới rác, bởi nghề này cho họ thu nhập đều đặn mỗi ngày..." (Ảnh: LÊ AN).
Đô thị 15:02 | 19/04/2020
Đô thị 10:30 | 19/04/2020
Nhà đất 09:22 | 18/04/2020
Nhà đất 14:42 | 16/04/2020
Đô thị 13:04 | 15/04/2020
Đô thị 22:16 | 03/04/2020
Đô thị 20:17 | 26/03/2020
Đô thị 16:26 | 26/03/2020