Đà Nẵng: Giải tỏa đền bù quá chậm ảnh hưởng thực hiện các dự án

Theo Giám đốc Sở KH&ĐT TP Đà Nẵng, công tác giải tỏa đền bù hiện nay trên địa bàn thành phố còn quá chậm, đây là điểm nghẽn chính trong quá trình triển khai thực hiện các dự án đầu tư.

Ban chấp hành Đảng bộ TP Đà Nẵng đã tổ chức Hội nghị lần thứ 21 theo hình thức trực tuyến để đánh giá tình hình các mặt công tác Quí I, bàn phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm Quí II/2020 và cho ý kiến một số nội dung quan trọng khác.

Tại Hội nghị này, ông Trần Phước Sơn, Giám đốc Sở KH&ĐT TP Đà Nẵng cho biết, năm 2020, kế hoạch vốn đầu tư công của thành phố là 12.373 tỉ đồng (chưa kể dự nguồn 1.966 tỉ đồng) để đầu tư cho 536 dự án, trong đó có 43/50 dự án động lực, trọng điểm, được bố trí 5.253 tỉ đồng, chiếm 42% tổng kế hoạch vốn.

Năm 2020, do qui mô vốn đầu tư công rất lớn, gấp đôi năm 2019 đòi hỏi phải nỗ lực gấp đôi để giải ngân kế hoạch vốn.

Đến nay đã có một số dự án khởi công, trong đó có các dự án trọng điểm động lực như: Đường và cầu qua sông Cổ Cò và Đường Vành đai phía Tây 2 thuộc dự án Cải thiện hạ tầng giao thông TP Đà Nẵng - OFID; Cải thiện môi trường nước phía Đông quận Sơn Trà; Nhà máy nước Hòa Liên; Cải tạo cụm nút giao thông phía Tây cầu Trần Thị Lý…

Đà Nẵng: Giải tỏa đền bù quá chậm ảnh hưởng thực hiện các dự án giao thông - Ảnh 1.

Nhiều nhà người dân giải tỏa một phần hoặc toàn bộ phục vụ cho việc làm tuyến đường Hòa Phước - Hòa Khương. (Ảnh: Chu Lai).

Theo Giám đốc Sở KH&ĐT TP Đà Nẵng, trong thời gian tới, các ngành, các cấp, các chủ đầu tư cần phải quyết liệt hơn nữa trong công tác tổ chức thực hiện. Nhất là trong công tác giải tỏa đền bù hiện nay còn quá chậm, mới giải ngân 75 tỉ đồng/2.150 tỉ đồng, đạt 3,5% kế hoạch, kéo theo tỉ lệ giải ngân vốn xây lắp cũng thấp do không có mặt bằng để thi công.

Ông Sơn đề nghị Chủ tịch UBND các quận huyện (Chủ tịch Hội đồng giải phóng mặt bằng) tập trung xử lí, đây là điểm nghẽn chính trong quá trình triển khai thực hiện các dự án đầu tư.

Cụ thể một số dự án về giao thông đã lựa chọn nhà thầu nhưng chưa thi công được do chưa có mặt bằng như: Dự án Nâng cấp, cải tạo đường ĐT601; Tuyến đường Trục I Tây Bắc (đoạn từ đường sắt đến Quốc lộ 1A), hay các dự án đã triển khai từ các năm trước đến nay vẫn còn vướng mặt bằng như: Dự án Đường Vành đai phía Tây; Đường ven sông Tuyên Sơn - Túy Loan (đoạn Km5+226,59 - KM10+501 - từ Cầu Đỏ - QL14B); Tuyến đường liên xã Hòa Phú - Hòa Ninh; 

Khu công nghệ cao, Các tuyến đường 45m (đoạn từ đường Hồ Ngọc Lãm đến đường Trương Định, đoạn từ đường Lê Hữu Trác đến đường Nguyễn Văn Thoại); Đường ĐH 2 (Hòa Phú - Hòa Nhơn)…

Bên cạnh trách nhiệm chính của Chủ tịch Hội đồng giải phóng mặt bằng các quận, huyện, các Ban quản lí, các đại biểu HĐND, các đoàn thể cần cùng đồng hành trong công tác vận động người dân bàn giao mặt bằng.

chọn
Công ty liên kết của PC1 gom hơn 600 ha đất công nghiệp
Từ tháng 7 đến nay, Western Pacific đã được chấp thuận đầu tư 3 khu công nghiệp hơn 600 ha ở Bắc Giang và Hà Nam. Theo đánh giá của SSI, điểm nhấn bất động sản năm 2024 của PC1 sẽ xoay quanh việc phát triển các dự án mới từ Western Pacific.