Ảnh minh họa. (Nguồn: Getty Images) |
Theo Reuters, Facebook cho đến nay vẫn thẳng thừng từ chối yêu cầu của Bộ Tư pháp Mỹ.
Mã hóa đầu cuối là biện pháp bảo mật mà Facebook áp dụng, mà chỉ có những người tham gia cuộc trò chuyện trong ứng dụng Messenger có thể xem các tin nhắn và nội dung chứa trong hộp hội thoại.
Và theo Facebook, mạng xã hội này cũng không có quyền truy cập vào dữ liệu hội thoại Messenger.
Cũng theo Reuters, trước thái độ cứng rắn của Facebook, có vẻ như diễn biến căng thẳng của vụ việc đang tăng nhanh: đầu tuần này, cơ quan chức năng Mỹ cho biết họ đang tìm cách đưa Facebook ra tòa vì từ chối tuân thủ các yêu cầu của chính phủ.
Và nếu thua kiện, Facebook sẽ buộc phải loại bỏ hoàn toàn mã hóa đầu cuối trên Messenger hoặc “hack” hội thoại của những cá nhân mà chính phủ muốn nghe lén. Vụ việc giữa Bộ Tư pháp Mỹ và Facebook gợi nhớ đến vụ việc tương tự giữa Apple và Cục Điều tra Liên bang Mỹ (FBI) khi cơ quan điều tra này yêu cầu nhà sản xuất iPhone giúp đột nhập vào một chiếc iPhone của một trong những thủ phạm của vụ xả súng năm 2015 ở San Bernardino, California. Apple từ chối, cho rằng việc giúp FBI phá mã hóa đầu cuối của iPhone sẽ mang tới những hậu quả đe dọa quyền riêng tư của hàng triệu người tiêu dùng.
Trước khi tranh chấp đó có thể đưa ra tòa, FBI đã tìm đến một bên thứ ba để mở khóa iPhone của thủ phạm vụ xả súng ở San Bernardino đồng thời bãi bỏ vụ kiện./.
Facebook giành quyền phát sóng Champions League tại Mỹ Latinh
Liên đoàn Bóng đá châu Âu (UEFA) ra thông báo cho biết Facebook đã giành quyền phát sóng các trận đấu UEFA Champions League và ... |