Mỹ điều 3 tàu sân bay áp sát Triều Tiên giữa lúc căng thẳng | |
Bán đảo Triều Tiên liệu đang đứng bên bờ vực chiến tranh? |
Tên lửa KN-08 xuất hiện trong lễ diễu binh kỷ niệm 105 ngày sinh nhà lập quốc Kim Nhật Thành hôm 16/4. Ảnh: Reuters |
Theo các chuyên gia, tên lửa Nodong mà Triều Tiên phóng hôm qua bị ảnh hưởng bởi một vụ tấn công mạng từ Mỹ. Dù tự phát triển tên lửa, Bình Nhưỡng vẫn phải nhập khẩu các thiết bị điện tử công nghệ cao.
Các nhân viên Mỹ được cho là đã xâm nhập vào chuỗi cung ứng thiết bị điện tử và bí mật cài virus khó phát hiện vào tên lửa Triều Tiên. Ngay sau khi tên lửa được phóng, tín hiệu về vụ phóng được truyền về Cơ quan An ninh Quốc gia Mỹ (NSA) ở Maryland thông qua vệ tinh.
“Việc Mỹ đã vô hiệu hóa tên lửa này hoàn toàn có thể xảy ra. Năng lực tấn công mạng của họ giờ đạt tiến bộ lớn”, The Sun dẫn lời chuyên gia phân tích Paul Beaver của Bộ Quốc phòng cho biết.
"Ngay khi vệ tinh quân sự phát hiện tên lửa ở Sinpo sắp được phóng, một nhóm chuyên gia NSA bắt tay ngay vào làm việc. Có thể họ đã gửi tín hiệu trực tiếp tới tên lửa Triều Tiên từ Maryland và cho nó phát nổ ngay trên bầu trời”, ông Paul nói.
Theo nhà phân tích Paul, Triều Tiên từng nhiều lần thất bại trong việc phóng tên lửa và đó không phải là điều ngẫu nhiên khi Mỹ đã đạt tiến bộ trong chiến tranh mạng.
Đồng tình với nhận định trên, Telegraph dẫn lời cựu Ngoại trưởng Anh, Malcolm Rifkind, cho hay: “Vụ phóng tên lửa của Triều Tiên thất bại vì hệ thống không đủ khả năng hoạt động, nhưng rất có thể Mỹ đã làm gián đoạn vài vụ thử và khiến chúng thất bại thông qua các phương thức tấn công mạng”.
Năm 2014, cựu Tổng thống Mỹ Barack Obama chỉ thị triển khai các cuộc tấn công mạng và chiến tranh điện tử để chống lại năng lực tên lửa của Triều Tiên. Kể từ đó, Triều Tiên đã thực hiện nhiều vụ phóng tên lửa thất bại, dù Mỹ cho đến giờ vẫn chưa đưa ra bất kỳ tuyên bố nào về sự thành công của chương trình.
Trong một diễn biến liên quan, Phó Tổng thống Mỹ Mike Pence hôm nay tới khu phi quân sự (DMZ), ranh giới Triều Tiên – Hàn Quốc, một ngày sau vụ phóng tên lửa thất bại của Bình Nhưỡng. Ông Pence tiếp tục nhấn mạnh “thời kỳ kiên nhẫn chiến lược” của Mỹ với Triều Tiên đã hết, theo Reuters.
"Tất cả lựa chọn đều đã sẵn sàng với mục tiêu quan trọng nhất là đảm bảo sự ổn định của người dân Hàn Quốc", ông nói trước phóng viên khi nhạc điệu với nội dung tuyên truyền vang lên từ phía bên kia biên giới. Ông Pence hiện có chuyến thăm dài 10 ngày tới một số nước châu Á, trong đó có Hàn Quốc.
Mỹ cùng các đồng minh và Trung Quốc đang phối hợp để đưa ra phản ứng trước vụ thử tên lửa đạn đạo mới nhất của Triều Tiên.
Trong khi đó, dù thất bại trong vụ thử tên lửa hôm 16/4, một ngày sau khi Triều Tiên diễu binh hoành tráng kỷ niệm 105 ngày sinh nhà lập quốc Kim Nhật Thành, Bình Nhưỡng dường như không từ bỏ chương trình hạt nhân và tên lửa. Triều Tiên dự kiến tiến hành vụ thử hạt nhân lớn nhất từ trước tới nay vào ngày thành lập quân đội 25/4.
Pháp luật 23:00 | 21/10/2018
Pháp luật 00:24 | 11/10/2018
Pháp luật 12:03 | 10/10/2018
Pháp luật 09:11 | 10/10/2018
Pháp luật 05:07 | 10/10/2018
Pháp luật 02:44 | 10/10/2018
Thời sự 13:00 | 09/10/2018
Pháp luật 12:15 | 09/10/2018