Myanmar công bố danh mục hàng hoá yêu cầu cần có giấy phép nhập khẩu

Các mặt hàng yêu cầu cần có giấy phép nhập khẩu vào Myanmar bao gồm động vật sống, thịt, cá, dầu ăn, rau quả, lâm sản, nước giải khát, nhiên liệu khoáng, hoá chất, dược phẩm, ô tô, máy móc.

Thương vụ Việt Nam tại Myanmar cho hay, Bộ Thương mại Myanmar mới đây ra Thông báo số 68/2020 về danh mục hàng hoá đòi hỏi giấy phép nhập khẩu vào Myanmar, gồm 3.931 mặt hàng.

Các mặt hàng yêu cầu cần có giấy phép nhập khẩu bao gồm động vật sống, thịt, cá, dầu ăn, rau quả, lâm sản, nước giải khát, nhiên liệu khoáng, hoá chất, dược phẩm, ô tô, máy móc.

Trong 3.931 mặt hàng đòi hỏi giấy phép nhập khẩu thì có trên 1.000 mặt hàng các nhà nhập khẩu có thể xin giấy phép qua hệ thống trực tuyến của Myanmar (giấy phép tự động).

Được biết trước đó, Bộ Thương mại Myanmar đã đưa vào sử dụng trang web www.myantrade.gov.mm cập nhật các thông tin phục vụ các doanh nghiệp xuất nhập khẩu, nhất là thúc đẩy xuất khẩu của nước này.

Bên cạnh hệ thống cấp phép và C/O online, Bộ Thương mại Myanmar dự kiến sẽ đưa vào sử dụng cổng thông tin điện tử phục vụ thương mại Tradenet2.0 vào tháng 11. Trong đó tất cả thủ tục hành chính giấy tờ trước đây như xin phép xuất nhập khẩu và thanh toán phí sẽ được thực hiện qua hệ thống online.

Năm tài chính 2019 - 2020 (từ tháng 10/2019 đến 9/2020), tổng kim ngạch ngoại thương của Myanmar đạt 36,6 tỉ USD, trong đó xuất khẩu đạt 17,6 tỉ USD và nhập khẩu đạt 19 tỉ USD.

Myanmar xuất khẩu chủ yếu mặt hàng nông sản và lĩnh vực sản xuất phần lớn là hàng may mặc, giày dép. 

Ngược lại, nước này nhập khẩu chủ yếu máy móc thiết bị, sản phẩm công nghiệp và hàng tiêu dùng. 

Các đối tác thương mại chính của Myanmar gồm Trung Quốc, Thái Lan, Singapore, Nhật Bản…

Chi tiết danh mục hàng hoá đòi hỏi giấy phép nhập khẩu của Myanmar

chọn
Incomex thoát lỗ 2024 nhờ khoản lãi đột biến, đang bắt tay với công ty con BIM Group làm dự án ở Vĩnh Phúc và Long Biên
Quý IV/2024, Incomex bất ngờ ghi nhận khoản lợi nhuận khác 5,7 tỷ đồng, nhờ đó thoát lỗ trong năm 2024. Doanh nghiệp hiện đang bắt tay với Catalan Land để hồi sinh dự án Xuân La, đồng thời hợp tác với công ty con của BIM Group đầu tư hai dự án bất động sản ở TP Phúc Yên và quận Long Biên.