Theo tính toán của Bộ GDĐT, năm nay cả nước cần tuyển 59.000 giáo viên. Ảnh minh họa: Hải Nguyễn |
Theo thông tin từ TS Nguyễn Thị Kim Phụng – Vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học (Bộ GDĐT), để có được con số 35.000 chỉ tiêu giao cho 152 trường ĐH, CĐ, trung cấp có đào tạo sư phạm trên cả nước năm 2018, Bộ đã tiến hành khảo sát về nhu cầu sử dụng giáo viên trong 5 năm tới ở 63 tỉnh, thành trong cả nước.
Việc khảo sát cho thấy, năm nay các tỉnh thành cả nước cần tuyển 59.000 giáo viên, vừa là tuyển mới vừa là thay thế những người về hưu. Trong các cấp học, thì giáo viên mầm non vẫn đang thiếu trầm trọng.
Có điều, dù cần 59.000 giáo viên, nhưng theo một khảo sát khác của Bộ GDĐT và các trường sư phạm, thì hiện nay số sinh viên sư phạm tốt nghiệp chưa có việc làm là khoảng 40.000 người. Trong đó có 50% vẫn muốn làm việc trong môi trường sư phạm nếu được trao cơ hội.
Từ những thực tế này, năm nay Bộ quyết định giảm 38% chỉ tiêu ngành sư phạm (chỉ tiêu vào ngành sư phạm năm nay là 35.590, trong khi năm 2017 là 56.725 chỉ tiêu). Việc giảm chỉ tiêu này, cùng với việc nâng ngưỡng xét tuyển đầu vào để nhằm giải quyết bài toán số cử nhân sư phạm ra trường nhưng không xin được việc làm đúng với nguyện vọng, nâng cao chất lượng giáo viên phục vụ cho nhu cầu đổi mới giáo dục.
6 trường sư phạm lớn đã được Bộ GDĐT giao cụ thể chỉ tiêu, với tổng số khoảng 8.000. Số còn lại, các trường sư phạm địa phương tự quyết định để phù hợp với nhu cầu nhân lực giáo viên của địa phương đó, tránh tình trạng thừa thiếu giáo viên cục bộ.
Việc giảm mạnh chỉ tiêu tuyển sinh có thể khiến một số trường sư phạm (nhất là trường ở địa phương) lâm vào khó khăn, nhưng theo TS Kim Phụng, đây sẽ là cơ hội để đánh giá năng lực của các trường, từ đó có quy hoạch, cơ cấu lại.
Tình trạng thừa thiếu giáo viên vẫn xảy ra ở nhiều nơi. Trong ảnh là hàng trăm giáo viên ở Đắc Lắc lo lắng khi sắp bị mất việc. Ảnh: TPO |
Tuy nhiên, còn nhiều ý kiến băn khoăn rằng, khi giao chỉ tiêu tuyển sinh sư phạm năm 2018, Bộ GDĐT đã tính toán đến việc thừa thiếu giáo viên khi đưa chương trình mới vào thực hiện hay chưa?
Theo một thống kê trước đó của Bộ, năm học 2016-2017 cả nước có hơn 397.000 giáo viên cấp tiểu học, so với tổng nhu cầu giáo viên cấp này cho chương trình mới là thừa khoảng 4.000- 9.000. Tuy nhiên, ở một số bộ môn nhất là tiếng Anh và Tin học, giáo viên lại thiếu.
Ở cấp THCS, giáo viên hiện thừa khá nhiều so với nhu cầu nhân lực. Năm học 2020-2012, đội ngũ này dư hơn 6.200 người, các năm học tiếp theo thừa 12.000 đến hơn 21.000.
Ngoài việc giao chỉ tiêu tuyển mới gắn với nhu cầu sử dụng, Bộ GDĐT không thể không tính đến việc tìm giải pháp cho hàng chục nghìn giáo viên thừa theo chương trình mới. Nếu các giải pháp không được thực hiện đồng bộ, sẽ rất khó để giải được bài toán thừa thiếu giáo viên cục bộ đã tồn tại bao năm nay qua.
Tỷ lệ chọi của từng khối ngành trong kỳ tuyển sinh đại học 2018 là bao nhiêu?
Theo thống kê của Bộ Giáo dục - Đào tạo, năm 2018, cả nước có 688.610 thí sinh đăng ký xét tuyển đại học trong ... |
Thông tin tuyển sinh 2018 (27/4): Công bố số kết quả nhận hồ sơ thi THPT quốc gia 2018
Nhóm ngành An ninh quốc phòng có tỉ lệ 'chọi' cao nhất; hơn 2,2 triệu nguyện vọng ảo trong kì tuyển sinh đại học, cao đẳng ... |
Thả nổi điểm sàn: Sẽ có cách xử lý những trường 'vơ bèo vạt tép'
Đó là khẳng định của lãnh đạo Vụ Giáo dục Đại học (Bộ GD&ĐT) trước băn khoăn dư luận về việc bỏ điểm sàn trong ... |