Năng lượng Sài Gòn - Bình Định bán 8,5 triệu cổ phiếu NCB

Sau hành động bán 8,5 triệu cổ phiếu NCB, CTCP Năng lượng Sài Gòn - Bình Định giảm tỷ lệ sở hữu xuống 5,22% vốn điều lệ.
Cổ đông lớn giảm tỷ lệ sở hữu tại Ngân hàng Quốc dân - Ảnh 1.

Hội sở NCB. (Ảnh: NCB).

Theo thông tin trên Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX), CTCP Năng lượng Sài Gòn - Bình Định, cổ đông lớn của Ngân hàng TMCP Quốc dân (NCB - Mã: NVB) đã bán ra 8,5 triệu cổ phiếu để phục vụ nhu cầu tài chính. Ngày giao dịch thay đổi tỷ lệ sở hữu là 22/12.

Sau giao dịch, số cổ phần NCB do Năng lượng Sài Gòn - Bình Định nắm giữ giảm xuống còn hơn 21,25 triệu đơn vị, tương đương 5,22% vốn điều lệ ngân hàng. 

Trên thị trường chứng khoán, kết phiên 22/11, thị giá cổ phiếu NVB đạt 8.800 đồng/cp. Ước tính với mức giá này, Năng lượng Sài Gòn - Bình Định đã thu về khoảng 75 tỷ đồng.

Cổ đông lớn giảm tỷ lệ sở hữu tại Ngân hàng Quốc dân - Ảnh 2.

Diễn biến giá cổ phiếu NVB thời gian gần đây. (Ảnh: TradingView).

Cũng liên quan tới giao dịch cổ phiếu NVB, ông Nguyễn Trần Trung Sơn, con trai Chủ tịch HĐQT ngân hàng, đã mua 7,13 triệu cổ phiếu trên tổng số 9 triệu cổ phiếu đăng ký trước đó nhằm phục vụ mục đích đầu tư tài chính dài hạn. Giao dịch diễn ra từ ngày 27/11 đến 30/11.

Sau giao dịch, lượng cổ phiếu NVB do ông Sơn nắm giữ tăng từ 9,16 triệu đơn vị tăng lên gần 16,3 triệu đơn vị, tương đương khoảng 4% vốn điều lệ ngân hàng.

Về kết quả hoạt động kinh doanh, lợi nhuận trước thuế 9 tháng đầu năm của NCB đạt 28,5 tỉ đồng, tăng 55,6% so với cùng kì năm trước.

Tính đến 30/9, tổng tài sản của NCB giảm 7,5% từ 80.394 tỉ đồng cuối năm 2019 còn 74.335 tỉ đồng, chủ yếu là do các khoản mục tiền, vàng gửi tại các tổ chức tín dụng khác và cho vay các TCTD khác giảm từ 15.274 tỉ đồng xuống 4.836 tỉ đồng.

Số dư cho vay khách hàng tăng 6,9% trong 9 tháng đạt 40.054 tỉ đồng, số dư tiền gửi khách hàng tăng 9,3% đạt 64.604 tỉ đồng. Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ cho vay ở mức 1,8%.

chọn
Hai thách thức lớn của Long Hậu
Đánh giá về 2024, Long Hậu cho rằng các chính sách pháp luật có nhiều thay đổi, là một trong những rủi ro ảnh hưởng đối với các nhà phát triển khu công nghiệp. Bên cạnh đó, nhiều doanh nghiệp ngoài ngành bắt đầu chuyển hướng đầu tư sang BĐS công nghiệp cũng làm gia tăng sự cạnh tranh trong lĩnh vực này.