Nền kinh tế Việt Nam đứng thứ 46 thế giới

Theo quy mô tổng sản phẩm quốc nội, Việt Nam là nền kinh tế đứng thứ 46 trên thế giới. Hiện tại, Mỹ và Trung Quốc vẫn là hai cường quốc kinh tế hàng đầu toàn cầu.

Ngân hàng Thế giới vừa công bố số liệu chính thức về tổng sản phẩm quốc nội (GDP) theo danh nghĩa của hơn 200 quốc gia và vùng lãnh thổ trong năm 2018. Theo đó, GDP của Việt Nam đạt 245 tỉ USD, đứng thứ 46 thế giới, thứ 14 châu Á và thứ 6 trong Đông Nam Á. 

So với năm 2017, nền kinh tế Việt Nam đã tuột mất một hạng.

Tốc độ tăng GDP

Tuy tốc độ tăng trưởng kinh tế giảm so với năm ngoái nhưng vẫn cao hơn so với các năm 2011-2017. (Đồ họa: Tất Đạt).

Trước đó, Tổng cục Thống kế công bố GDP 6 tháng đầu năm 2019 của Việt Nam tăng 6,76%, tuy thấp hơn mức tăng của 6 tháng đầu năm 2018 nhưng cao hơn mức tăng của 6 tháng các năm 2011-2017.

Tổ chức xếp hạng tín nhiệm Fitch Ratings dự đoán tốc độ tăng trưởng kinh tế Việt Nam sẽ giảm nhẹ từ 7,1% năm 2018 xuống còn 6,7% trong năm 2019 và 2020. Tuy nhiên, Fitch vẫn cho rằng Việt Nam sẽ tiếp tục là một trong những nền kinh tế phát triển nhanh nhất trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương.

Ngân hàng DBS Bank cũng đưa ra dự báo trong thập niên tới, Việt Nam vẫn sẽ duy trì tốc độ tăng trưởng 6% - 6,5% cho nền kinh tế quốc dân. Với đà này, kinh tế Việt Nam sẽ vượt Singapore vào năm 2029.

GDP mot so QG

Kinh tế thế giới đang đối mặt nhiều dư địa bất ổn, nhịp tăng trưởng có xu hướng chậm lại. (Đồ họa: Tất Đạt).

Năm 2018, quy mô nền kinh tế thế giới ghi nhận đạt gần 86.000 tỉ USD. Trong đó, khu vực Đông Á - Thái Bình Dương chiếm 30,2%, Liên minh châu Âu (EU) chiếm 21,8%.

Mỹ và Trung Quốc vẫn là 2 cường quốc hàng đầu về kinh tế, với GDP lần lượt là hơn 20.000 tỉ USD và hơn 13.600 tỉ USD. Hai quốc gia này chiếm đến gần 40% tổng GDP cả thế giới.

Đứng thứ 3 là Nhật Bản, với gần 5.000 tỉ USD và thứ 4 là Đức với gần 4.000 tỉ USD.Tại Đông Nam Á, Indonesia là quốc gia giàu nhất, với GDP lên đến 1.042 tỉ USD, đứng thứ 16 thế giới. Quốc gia hải đảo hình vòng cung này cũng là quốc gia duy nhất trong Đông Nam Á có GDP vượt mốc nghìn tỉ.

Ảnh chụp Màn hình 2019-07-12 lúc 15

Việt Nam xếp thứ 6 trong Đông Nam Á về quy mô kinh tế nhưng lại được dự báo tăng trưởng bền vững. (Đồ họa: Tất Đạt).

Mức độ chênh lệch về kinh tế của Đông Nam Á vẫn còn cao. 5 nước sáng lập ASEAN vẫn đứng đầu trong kinh tế khu vực, chiếm đến 87,4% tổng sản phẩm quốc nội của Đông Nam Á. Trong đó, kinh tế Indonesia gấp 4,3 lần Việt Nam và gấp 521 lần Đông Timo - nước có GDP thấp nhất khu vực. Đây sẽ là thách thức lớn cho ASEAN trong việc hoàn thành mục xây dựng nền kinh tế phát triển đồng đều trong Cộng đồng kinh tế (AEC).

Theo Báo cáo Tiêu điểm kinh tế Đông Nam Á của ICAEW vào tháng 3 năm nay, dự kiến tăng trưởng kinh tế toàn khu vực sẽ giảm nhẹ xuống 4,8%, do tăng trưởng xuất khẩu giảm. 

Đây là hệ quả của việc leo thang căng thẳng thương mại toàn cầu và sự hạ nhiệt chung của nền kinh tế thế giới.

chọn
Địa phương được dự báo là 'thủ phủ công nghiệp' mới ở phía nam vừa hút hơn 1,5 tỷ USD vốn ngoại sau một quý
Quý I/2024, Bà Rịa - Vũng Tàu đã thu hút 13 dự án FDI với tổng vốn đầu thu thu hút hơn 1,56 tỷ USD và 10 dự án trong nước với tổng đầu tư thu hút gần 25.000 tỷ đồng.