Việt Nam lọt top 20 nền kinh tế đóng góp cho tăng trưởng toàn cầu

Năm nay, Việt Nam góp mặt trong 20 quốc gia đóng góp nhiều nhất cho tăng trưởng kinh tế toàn cầu. Tuy nhiên, rất có thể Việt Nam sẽ đánh mất vị thế này sau 5 năm.

Nền kinh tế toàn cầu đang bị đè nặng bởi những căng thẳng thương mại quốc tế và sự bất ổn quan hệ quốc tế trong suốt hơn 2 năm qua. Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) vừa công bố báo cáo cho rằng kinh tế thế giới dự kiến sẽ tăng trưởng chậm hơn trong nửa thập kỉ tới.

Tốc độ tăng trưởng của Trung Quốc dự kiến sẽ tiếp tục chậm lại, và sẽ là động lực nhỏ hơn cho tăng trưởng GDP toàn cầu trong thời gian tới. Tốc độ tăng trưởng GDP toàn cầu của Trung Quốc dự kiến sẽ giảm từ 32,7% trong năm 2018-2019 xuống còn 28,3% vào năm 2024, giảm 4,4%.

Báo cáo cũng chỉ rõ tăng trưởng toàn cầu sẽ chậm hơn, dự kiến giảm xuống 3% trong năm nay và chậm nhất kể từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, sẽ ảnh hưởng đến 90% thế giới.

Tuy nhiên, vẫn còn 20 nền kinh tế đóng góp lớn, đủ sức tạo động lực cho tăng trưởng toàn cầu. Bloomberg đã sử dụng dự báo của IMF và chỉ ra 20 quốc gia giữ "sứ mệnh" này.

Trong năm 2019, Trung Quốc, Mỹ và Ấn Độ lần lượt là 3 trụ cột cho tăng trưởng kinh tế nhân loại. 3 quốc gia này đóng góp đến hơn 1/2 tăng trưởng toàn cầu. 5 quốc gia Đông Nam Á bao gồm Indonesia, Philippines, Malaysia, Thái Lan và Việt Nam cũng nằm trong danh sách 20 nguồn động lực tăng trưởng kinh tế.

Năm 2019@10x

Việt Nam cùng 4 quốc gia Đông Nam Á khác nằm trong 20 trụ cột tăng trưởng kinh tế toàn cầu năm nay. (Đồ họa: Bloomberg).

Việt Nam góp mặt trong danh sách trong bối cảnh tăng trưởng kinh tế quốc dân có nhiều điểm sáng. Theo Ngân hàng Thế giới, GDP của Việt Nam đạt 245 tỉ USD trong năm 2018, đứng thứ 46 thế giới, thứ 14 châu Á và thứ 6 trong Đông Nam Á.

Tổ chức xếp hạng tín nhiệm Fitch Ratings dự đoán tốc độ tăng trưởng kinh tế Việt Nam sẽ giảm nhẹ từ 7,1% năm 2018 xuống còn 6,7% trong năm 2019 và 2020. Tuy nhiên, Fitch vẫn cho rằng Việt Nam sẽ tiếp tục là một trong những nền kinh tế phát triển nhanh nhất trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương.

Ngân hàng DBS Bank cũng đưa ra dự báo trong thập niên tới, Việt Nam vẫn sẽ duy trì tốc độ tăng trưởng 6% - 6,5% cho nền kinh tế quốc dân. Với đà này, kinh tế Việt Nam sẽ vượt Singapore vào năm 2029.

Báo cáo trước Quốc hội sáng 21/10 về tình hình kinh tế - xã hội 9 tháng đầu năm và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2020, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho biết tốc độ tăng GDP cả năm ước đạt trên 6,8%, thuộc nhóm các nước tăng trưởng cao hàng đầu khu vực, thế giới.

Đến năm 2024, IMF cho biết trong số 20 quốc gia hàng đầu đóng góp cho tăng trưởng toàn cầu, một số gương mặt mới sẽ bao gồm Thổ Nhĩ Kì, Mexico, Pakistan và Ả Rập Saudi. Trong khi đó, Việt Nam cùng Tây Ban Nha, Ba Lan và Canada sẽ biến mất khỏi bảng xếp hạng này.

Năm 2024@10x

Năm 2024, Việt Nam không còn trong top 20 nền kinh tế đóng góp lớn cho tăng trưởng toàn cầu. (Đồ họa: Bloomberg).

5 năm sau, tưởng chừng như Hoa Kỳ sẽ đóng góp một phần khá lớn vào tăng trưởng thế giới, nhưng theo tính toán mới, đất nước cờ hoa dự kiến sẽ rơi xuống vị trí thứ 3, sau Ấn Độ. Thị phần tăng trưởng toàn cầu của Mỹ dự kiến sẽ giảm từ 13,8% xuống còn 9,2% vào năm 2024, trong khi thị phần của Ấn Độ dự kiến sẽ tăng lên 15,5% và làm lu mờ Hoa Kỳ trong giai đoạn 5 năm này.

Indonesia sẽ vẫn ở vị trí thứ tư, vì nền kinh tế của nước này dự kiến sẽ có thị phần tăng trưởng 3,7% vào năm 2024, một mức điều chỉnh giảm nhẹ so với 3,9% trong năm 2019.

Anh quốc sẽ chứng kiến tầm quan trọng của mình suy yếu trong bối cảnh Brexit. Nền kinh tế nước này giảm từ thứ 9 trong bảng xếp hạng động lực tăng trưởng thế giới vào năm 2019, xuống thứ 13 trong 5 năm tới.

Tăng trưởng GDP thế giới do Nga đóng góp hiện ở mức 2% và dự kiến sẽ vẫn như thế sau 5 năm nữa. Nhưng về vị trí, nước này có thể sẽ thay thế Nhật Bản trở thành nước đóng góp tăng trưởng thứ 5. 

Nhật Bản sẽ rơi xuống vị trí thứ 9 vào năm 2024. Brazil dự kiến sẽ tăng từ vị trí thứ 11 lên vị trí thứ 6. Tỉ lệ tăng trưởng của Đức Đức dự kiến sẽ duy trì ở mức 1,6% và đứng thứ 7 trong danh sách.

chọn
Công ty con Kinh Bắc tăng vốn gấp rưỡi trước thềm xây khu công nghiệp 466 ha ở Long An
Sài Gòn Tây Bắc (SCD) - công ty con của Kinh Bắc sắp xây dựng KCN Lộc Giang gần 5.200 tỷ tại Đức Hòa, Long An. Vừa qua, doanh nghiệp này đã thực hiện tăng vốn điều lệ từ 750 tỷ đồng lên 1.181 tỷ đồng.