Nên làm cửa phòng ngủ bằng chất liệu gì tốt nhất?

Nên làm cửa phòng ngủ bằng chất liệu gì là vấn đề được rất nhiều gia đình quan tâm. Việc chọn được một chất liệu phù hợp không những giúp cho không gian phòng ngủ trở nên ấn tượng hơn mà còn giúp bạn tối ưu chi phí. một cách đáng kể.

Chất liệu làm cửa đóng vai trò khá quan trọng đối với phòng ngủ - không gian riêng tư nhất trong một căn nhà. Bạn có thể tham khảo một vài chất liệu nổi bật sau đây để biết được mình nên làm cửa phòng ngủ bằng chất liệu gì.

Nên làm cửa phòng ngủ bằng chất liệu gì?

Dưới đây là một số gợi ý trả lời cho câu hỏi “Nên làm cửa phòng ngủ bằng chất liệu gì?”:

Cửa gỗ tự nhiên

Gỗ tự nhiên là một chất liệu làm cửa được ưa chuộng từ xưa cho đến nay. Với màu sắc tự nhiên sang trọng cùng các đường vân gỗ tinh tế, cửa gỗ tự nhiên nhận được đánh giá cao từ nhiều gia đình. Ưu điểm nổi bật nhất của cửa gỗ tự nhiên phải kể đến chính là các họa tiết và hoa văn được chạm trổ trên bề mặt, mang đến một nét đẹp riêng biệt mà không chất liệu nào có được. 

Tuy nhiên, tài nguyên gỗ đang ngày càng khan hiếm. Chính điều này đã đội giá thành của cửa gỗ tự nhiên lên rất cao. Đặc biệt, với những loại gỗ quý hiếm thì giá thành còn đắt gấp nhiều lần. 

Giá tham khảo của cửa phòng ngủ gỗ tự nhiên: 1.000.000 - 9.200.000 đồng/m2 tùy loại. 

 Ảnh: Nội thất Ngô Gia Phát

Cửa gỗ công nghiệp

Gỗ công nghiệp đã và đang được rất nhiều gia đình ưa chuộng và dùng thay thế cho chất liệu gỗ tự nhiên. Cho đến nay, cửa được làm từ chất liệu gỗ công nghiệp ngày càng được nâng cấp và hoàn thiện hơn rất nhiều nhằm mang đến những sản phẩm chất lượng, bền đẹp cho thị trường. 

Cửa phòng ngủ được làm từ gỗ công nghiệp hiện đại không chỉ đa dạng về mẫu mã, kiểu dáng mà có nhiều ưu điểm như khả năng chống nước, chống cong vênh, chống mối mọt tốt. Bên cạnh đó, cửa có trọng lượng khá nhẹ, vận hành êm ái và quan trọng là giá thành rẻ hơn nhiều so với cửa được làm từ gỗ tự nhiên truyền thống.

Giá tham khảo của cửa phòng ngủ gỗ công nghiệp: 1.200.000 - 1.900.000 đồng/m2.

 Ảnh: Nhôm Xingfa

Cửa nhôm kính

Một chất liệu khác cũng được nhiều gia đình yêu thích và lựa chọn để làm cửa phòng ngủ chính là nhôm kính. Cửa nhôm kính có tính ổn định tương đối cao, có khả năng chịu được mọi sự thay đổi của điều kiện thời tiết. 

Cửa nhôm kính được thiết kế với nhiều kiểu dáng, mẫu mã và màu sắc khác nhau, mang đến cho bạn nhiều sự lựa chọn. Bên cạnh đó, cửa nhôm kích cũng có khả năng cách âm rất tốt, tránh được các tác động từ môi trường bên ngoài, mang đến một không gian yên tĩnh và thoải mái cho phòng ngủ. 

Giá tham khảo của cửa phòng ngủ nhôm kính: 750.000 - 1.500.000 đồng/m2.

 Ảnh: Nhôm Kính An Gia

Cửa nhựa gỗ composite

Nhựa gỗ composite cũng là loại chất liệu được rất nhiều người yêu thích và lựa chọn để làm cửa phòng ngủ. Ưu điểm nổi bật nhất của nhựa gỗ composite chính là trọng lượng nhẹ, mẫu mã vô cùng đa dạng, chất lượng bền đẹp mà giá thành lại cực kỳ hợp lý. 

Nhựa gỗ composite với thành phần chính là PVC kết hợp cùng với bột gỗ mịn và các chất phụ gia khác để tạo nên một sản phẩm có kết cấu vững chắc. Do vậy. cửa nhựa gỗ composite có khả năng chống thấm và chống mối mọt hiệu quả, bảo đảm tuổi thọ sử dụng lâu dài. 

Giá tham khảo của cửa phòng ngủ nhựa gỗ composite: 1.800.000 - 3.500.000 đồng/m2.

 Ảnh: Saigondoor

Kinh nghiệm chọn chất liệu làm cửa phòng ngủ

Khi chọn chất liệu để làm cửa phòng ngủ, bạn cần lưu ý đến một số vấn đề sau đây:

- Chọn chất liệu có khả năng cách âm tốt. 

- Chọn những loại chất liệu có độ bền cao, chống mối mọt và chống thấm tốt. 

- Nên chọn những loại cửa có chất liệu dễ dàng vệ sinh, lau chùi. 

- Chọn những chất liệu phù hợp với kiến trúc và không gian phòng ngủ. 

- Chất liệu làm cửa phòng ngủ nên được lựa chọn dựa trên điều kiện kinh tế gia đình.

Trên đây, là một số thông tin về vấn đề “Nên làm cửa phòng ngủ bằng chất liệu gì?". Việc chọn được một loại chất liệu phù hợp sẽ làm cho không gian phòng ngủ trở nên ấn tượng và đẹp hơn bao giờ hết. 

chọn
Hình ảnh đường kết nối Hà Nội - Bắc Giang qua cầu Xuân Cẩm vừa thông xe
Tuyến đường kết nối từ nút giao Bắc Phú, cao tốc Hà Nội - Thái Nguyên đến cầu Xuân Cẩm ở Sóc Sơn, Hà Nội dài 4,2 km vừa thông xe kỹ thuật.