Câu chuyện về những giáo viên cắm bản ở vùng cao, vùng sâu vùng xa với quyết tâm duy nhất là đem con chữ đến với con em nơi đây dường như vẫn chưa bao giờ là cũ.
Đặc biệt, trong bối cảnh Bộ GD&ĐT đang nghiên cứu để áp dụng thí điểm đề xuất "bỏ biên chế giáo viên" ở một số nơi. Điều này càng khiến cho nhiều giáo viên nói chung, các giáo giáo viên ở vùng cao - nơi còn muôn vàn khó khăn lại thêm trĩu nặng tâm tư.
Cô giáo Hà Thị Thảo - một giáo viên dạy ở Trường THCS Đôn Phong (huyện Bạch Thông, tỉnh Bắc Kạn) đã gửi tới chúng tôi một số hình ảnh thực tế về con đường đến trường dạy học và vận động học sinh đi học gian nan đến như thế nào.
Sau đây là những hình ảnh do cô Thảo ghi lại và chia sẻ:
![]() |
Con đường đến trường tuy đã có nhưng cứ sau một trận mưa là bùn đất lại nhão ra khiến cho việc di chuyển gặp khó khăn vô cùng. |
![]() |
Sau một trận mưa lớn, đá núi bị sạt lở khiến ít ai dám nghĩ đây là con đường mà các thầy cô phải đi xe máy quá như thế này vì quá nguy hiểm. Nếu xem ảnh như thế này, có lẽ không ai nghĩ đây là giáo viên đi dạy, mà sẽ tưởng là công nhân lao động. |
![]() |
Dù trời nắng hay mưa, vòng bánh xe máy của các thầy cô vẫn bon bon trên những con đường gập ghềnh toàn những đất và đá, cành cây đổ này để đến với các em học sinh. |
![]() |
Một bên là vách núi, một bên là vực sâu nhưng các thầy cô vẫn phải vượt qua thì mới có thể... đến lớp. |
![]() |
Để qua được đoạn đường toàn bùn đất do mưa lớn này, một chiếc xe máy cần tới sự trợ giúp của 3 - 4 thầy cô. |
![]() |
Khó khăn, nguy hiểm là vậy nhưng khi tới nơi, các giáo viên nơi đây vẫn luôn nở nụ cười trên môi vì tình yêu học trò, yêu trường lớp đã chiến thắng tất cả. |
![]() |
Điểm trường tiểu học ở huyện Bạch Thông còn khá khó khăn. |
![]() |
Lớp học nền đất với những "bức tường" được đóng bằng những tấm ván gỗ tạm bợ. |
![]() |
Dù được các thầy cô vận động nhiệt tình nhưng sĩ số các em học sinh tiểu học đến lớp còn rất ít. |
Cũng theo chia sẻ của cô giáo Hà Thị Thảo, từ ngày đi làm năm 2003 đến nay, cô luôn công tác ở vùng đặc biệt khó khăn. Năm 2003, công tác ở Pác Nặm có những nơi còn chưa có điện và việc soạn giáo án thì chỉ viết tay và dùng đèn dầu. Nhưng chị em giáo viên với lòng nhiệt huyết của tuổi trẻ và tình yêu nghề vẫn bám lớp, bám trường cùng các em học sinh nơi đây.
"Hiện giờ, dù đã về gần nhà hơn nhưng trường tôi công tác vẫn rất khó khăn. Nhiều thôn xa trường chính cũng chưa có điện. Mỗi tháng vẫn phải đi vài lần vận động các em học sinh ra học. Tôi rất thương và chia sẻ với các thầy cô giáo tiểu học vì hàng ngày phải đi trên con đường như hình ảnh trên để đến trường dạy học, có hôm phải đi bộ vào thôn bản vận động mất đến 3 - 4 tiếng", cô Thảo tâm sự.
Ngoài ra, cô Hà Thị Thảo cũng cho biết, khi đi làm thi cùng với giáo viên tiểu học, ở một số điểm trường, điều kiện lớp học thì nhà tạm, có lúc gió to cuốn cả lớp đi.
"Vậy mà anh chị em đồng nghiệp vẫn bám lớp, vì sao ạ? Vì họ yên tâm cống hiến. Nhưng nếu bỏ biên chế giáo viên, liệu giáo viên ở những khu vực này còn yên tâm không? Là một giáo viên vùng núi rất mong được sự chia sẻ của bạn bè đồng nghiệp miền xuôi hay những vùng có điều kiện kinh tế xã hội thuận lợi hơn. Và nếu bỏ biên chế, có lẽ tôi sẽ về bán hàng ăn", cô Thảo trải lòng.
Bên cạnh đó, cô giáo này cũng cho rằng, giáo viên vùng sâu vùng xa sẽ không yên tâm công tác. Những vùng khó khăn như thế này sẽ khó có người tình nguyện đến dạy nếu như bỏ biên chế.
"Giáo viên bây giờ hiện tại lương đã rất ít. Việc bỏ biên chế có thể sẽ dẫn đến việc giaso viên bỏ nghề. Bởi họ cũng cần lo cho cuộc sống cho con em họ. Như tôi đi làm hơn 10 năm, lương còn chưa mua được nhà ở mà vẫn phải đi thuê. Nếu bỏ biên chế chắc chắn phải kiếm nghề khác để lo cho gia đình thôi", cô Hà Thị Thảo bày tỏ.
![]() |
Bỏ biên chế giáo viên: Còn ai dám lên vùng cao ‘gieo chữ’?
Nhiều ý kiến cho rằng, nếu Bộ GD&ĐT bỏ biên chế giáo viên thì liệu rằng, còn có ai dám lên vùng sâu vùng xa ... |