Nếu xóa bỏ Phòng GD&ĐT quận/huyện thì ngành sẽ 'loạn'?

"Nếu xóa bỏ Phòng GD&ĐT thì liệu Sở có 'ôm' nổi khối lượng công việc nhiều như hiện nay mà các Phòng đang phải xử lý mỗi ngày hay không?", một vị Trưởng Phòng GD&ĐT nói.
neu xoa bo phong gddt quanhuyen thi nganh se loan Từ vụ trẻ bị bạo hành dã man: Do những cuộc chia tay 'không trọn vẹn' của bố mẹ?
neu xoa bo phong gddt quanhuyen thi nganh se loan Bỏ Phòng GD&ĐT quận/huyện: Trước đề xuất mới, đừng vội 'ném đá'
neu xoa bo phong gddt quanhuyen thi nganh se loan Đề xuất nên miễn học phí cho học sinh trường tư có khả thi?
neu xoa bo phong gddt quanhuyen thi nganh se loan Chi Pu 'không biết hát' vào đề Ngữ văn lớp 10: 'Đây là văn tự sự không phải văn nghị luận xã hội'

Bỏ Phòng GD&ĐT thì Giáo dục sẽ 'loạn'?

Đề xuất mới đây của một nhà giáo cho rằng muốn tăng lương cho giáo viên thì phải xóa bỏ mô hình Phòng Giáo dục ở cấp quận/huyện (tức là giảm bớt nhân lực trung gian, không trực tiếp giảng dạy) hiện vẫn đang gây ra những tranh luận từ nhiều phía. Nhiều giáo viên đứng lớp cho rằng nên bỏ vì họ sẽ bớt bị "hành là chính" bởi các cán bộ Phòng "nay thanh tra, mai giám sát". Tuy nhiên, ở một góc độ ngược lại cũng có những ý kiến phản biện lại ý tưởng này.

neu xoa bo phong gddt quanhuyen thi nganh se loan
Ở Hà Nội và các tỉnh thành khác, Phòng GD&ĐT vẫn quản lý các cấp học từ mầm non lên tới cấp THCS. Ảnh tư liệu: Đình Tuệ.

Chia sẻ với chúng tôi, bà Cái Thị Cẩm Hương - Trưởng Phòng GD&ĐT huyện Phú Lộc (tỉnh Thừa Thiên Huế) cho rằng, bà rất tôn trọng ý kiến đề xuất cho rằng nên làm cách nào đó để tăng lương cho giáo viên, giúp cuộc sống của thầy cô được nâng cao hơn. Còn việc cắt giảm biên chế mà cụ thể là xóa bỏ hoàn toàn mô hình cán bộ quản lý ở Phòng Giáo dục ở tất cả các địa phương trên cả nước thì nên xem xét lại và phải thật thận trọng.

Bà Cẩm Hương cho biết: "Với khoảng 70 trường từ cấp mầm non cho tới THCS, chúng tôi phải giải quyết một khối lượng công việc theo đúng chức năng, quyền hạn thì gần như kín tuần cũng không xuể. Với đề xuất mới này, chính hiệu trưởng ở các trường lại đang rất lo lắng, bởi nếu xóa bỏ Phòng Giáo dục thì phần lớn cán bộ lãnh đạo Phòng sẽ đi về các trường để làm việc. Đương nhiên, hiệu trưởng lúc ấy có thể sẽ bị xuống chức thì sẽ còn phức tạp hơn bây giờ. Nếu làm hiệu trưởng có khi còn dễ chịu ít áp lực hơn là làm trưởng phòng.

Nếu giải tán Phòng GD&ĐT thì sẽ 'loạn'. Việc nâng lương cho giáo viên là rất cần thiết nhưng nên lấy từ ngân sách nhà nước. Còn nếu cắt giảm biên chế ở Phòng Giáo dục để tăng lương cho giáo viên thì sẽ 'lợi bất cập hại'. Với số nhân sự hiện nay mà chúng tôi làm vẫn chưa hết được việc, không lẽ mọi việc sẽ đẩy lên cho Sở Giáo dục. Phòng GD&ĐT chỉ quan tâm tới chất lượng chuyên môn làm sao cho tốt. Ví dụ, đầu năm học đưa ra những mục tiêu gì, cuối các học kỳ sẽ kiểm tra đôn đốc các trường chưa hoàn thành chỉ tiêu đăng ký với Phòng xem có vướng mắc gì để cùng nhau tháo gỡ".

'Tôi chưa từng nghĩ tới việc bỏ Phòng GD&ĐT'

Đó là suy nghĩ của GS. Viện sĩ Phạm Minh Hạc - Nguyên Bộ trưởng Bộ Giáo dục khi đề cập tới vấn đề xóa bỏ mô hình Phòng GD&ĐT ở các quận/huyện theo đề xuất mới đây của một nhà giáo.

neu xoa bo phong gddt quanhuyen thi nganh se loan
GS. Viện sĩ Phạm Minh Hạc - Nguyên Bộ trưởng Bộ Giáo dục. Ảnh tư liệu: Đình Tuệ.

Là một nhà giáo đã công tác trong ngành Giáo dục đã nhiều năm qua, GS Phạm Minh Hạc cho rằng, ông chưa từng nghĩ tới phương án này bởi nó hoàn toàn không đem lại lợi ích gì. Hiện nay, nước ta đã phát triển hệ thống giáo dục rộng khắp ở cả bốn cấp Trung ương, tỉnh/thành, quận/huyện, xã/phường. Đi theo đó là hệ thống quản lý từ cấp Bộ, Sở, Phòng GD&ĐT.

"Ngay ở cấp xã/phường cũng đã có ít nhất một vài trường mầm non, Tiểu học và THCS. Kèm theo đó là hàng nghìn học sinh và hàng trăm cán bộ giáo viên giảng dạy. Vấn đề thanh tra và quản lý giáo dục là hoạt động thường xuyên. Còn đối với một quận/huyện thì số lượng trường sẽ còn nhân lên con số hàng trăm trường với hàng mấy chục nghìn học sinh, nếu không có cấp Phòng quản lý thì nhiệm vụ này sẽ giao cho ai tham mưu cho UBND cấp quận/huyện?

Ngoài ra, việc xây dựng trường cũng đâu chỉ cấp xã/phường quyết định được mà chủ yếu do ngân sách ở HĐND, UBND quận/huyện phân bổ và quản lý. Phòng Giáo dục cũng sẽ tham gia vào quá trình xây dựng kế hoạch đó. Tôi chưa bao giờ nghĩ tới việc xóa bỏ Phòng GD&ĐT cả. Kinh nghiệm ở các nước trên thế giới mà tôi đã từng đến công tác cũng cho thấy, đa số họ đều duy trì mô hình quản lý giáo dục ở cấp quận/huyện.

Ví dụ ở Mỹ, tỉ lệ trường tư của họ chỉ chiếm khoảng 1% mà thôi. Trường công của họ thì người ta trả lương hết. Từ năm 1992 khi sang Mỹ công tác, tôi thấy học sinh ở đây còn được xã hội nuôi ăn trưa, cho quần áo không phải mất tiền. Trường còn có hệ thống bể bơi, sân tennis... đầy đủ, hiện đại. Ở nước ta thì còn thiếu thốn nhiều lắm. Vậy nên ý tưởng của ai đó muốn xóa bỏ Phòng Giáo dục liệu có căn cứ khoa học nào không, có sát với tình hình thực tế hay không tôi xin không bình luận gì thêm", vị nguyên Bộ trưởng Giáo dục phân tích.

neu xoa bo phong gddt quanhuyen thi nganh se loan Bỏ Phòng GD&ĐT quận/huyện: Trước đề xuất mới, đừng vội 'ném đá'

Trước đề xuất mới đây của một nhà giáo cho rằng nên xóa bỏ mô hình Phòng GD&ĐT quận/huyện để tăng lương cho GV, dư ...

chọn
Chủ tịch Lương Minh Tuấn: Kính siêu trắng sẽ là mũi nhọn 5 năm tới của Đạt Phương, dự kiến mang về doanh thu nghìn tỷ từ 2026
Theo kế hoạch, quý I /2025 Đạt Phương sẽ khởi công nhà máy sản xuất kính siêu trắng tại Thừa Thiên - Huế, dự kiến từ 2026 sẽ mang về doanh thu 1.500 - 2.000 tỷ đồng. Chủ tịch Đạt Phương cho biết, đây là ngành mũi nhọn của Đạt Phương trong thời gian tới, doanh nghiệp đang có những lợi thế lớn trên thị trường kính siêu trắng.