Có nên bỏ thi giáo viên dạy giỏi để giảm áp lực và bệnh thành tích?

Nhiều ý kiến cho rằng, nên bỏ cuộc thi giáo viên dạy giỏi bởi nó không thực chất và giảm bệnh thành tích cũng như tạo áp lực cho chính các giáo viên.
co nen bo thi giao vien day gioi de giam ap luc va benh thanh tich Hội cha mẹ học sinh đã 'vô tình' để xảy ra lạm thu do chưa hiểu điều lệ?
co nen bo thi giao vien day gioi de giam ap luc va benh thanh tich 'Trường lấy ‘Hội phụ huynh’ làm ‘công cụ’ để thực hiện nhiều khoản thu chi'
co nen bo thi giao vien day gioi de giam ap luc va benh thanh tich Trả lại tiền máy chiếu, điều hòa cho phụ huynh
co nen bo thi giao vien day gioi de giam ap luc va benh thanh tich Phụ huynh đóng gần chục triệu đầu năm nhưng... 'không có biên lai'

Gây áp lực cho chính giáo viên

Thời gan gần đây, rất nhiều ý kiến từ các thầy cô giáo cho rằng, nên bỏ hẳn các cuộc thi giáo viên dạy giỏi bởi nó không thực chất và có hơi hướng "bệnh thành tích" trong đó, cũng như tạo áp lực cho giáo viên.

co nen bo thi giao vien day gioi de giam ap luc va benh thanh tich
Thầy giáo Nguyễn Đăng Khoa - Giáo viên dạy môn Ngữ văn tại Trường THPT Lê Lợi (Tân Kỳ, Nghệ An). Ảnh: NVCC.

Theo thầy giáo Nguyễn Đăng Khoa - Giáo viên dạy môn Ngữ văn tại Trường THPT Lê Lợi (Tân Kỳ, Nghệ An), ngành nghề nào cũng cần có sự thi đua giữa những đồng nghiệp với nhau để kích thích sự sáng tạo, nâng cao hiệu quả công việc và tạo động lực cho sự phát triển chung của toàn ngành. Vì vậy việc tổ chức các cuộc thi là rất cần thiết.

"Tuy nhiên với ngành giáo dục hiện nay, thực tế các kì thi giáo viên dạy giỏi đang tồn tại nhiều bất cập như: Thiếu thực chất, giả dối, quá nhiều áp lực cho giáo viên và học sinh, bên cạnh đó còn tồn tại nhiều tiêu cực. Theo tôi, nên dừng lại để xây dựng phương án thi cử khách quan, công bằng và thiết thực hơn", thầy Khoa chia sẻ.

Còn theo thầy giáo Tôn Sỹ Dũng - Giáo viên dạy Hóa học tại Trường THCS Võ Xán (Tây Sơn, Bình Định) cho biết: "Tôi thấy thi giáo viên dạy giỏi là để các thầy cô học hỏi cọ sát rèn luyện và nhất là kinh nghiệm từ đồng nghiệp. Tôi cũng đã dự thi giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh và học hỏi ở các thầy cô khác phương pháp dạy học. Tuy nhiên việc tổ chức thi cần nhẹ nhàng hợp lí, tránh sự căng thẳng không cần thiết".

Có nên bỏ hẳn thi GV dạy giỏi?

Chia sẻ với chúng tôi, GS.TS Nguyễn Ngọc Phú – Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hội khoa học Tâm lý - Giáo dục Việt Nam cho biết, đây không phải là vấn đề mới bởi từ lâu, cũng có nhiều ý kiến phản đối cuộc thi này vì cho rằng đây chỉ là những những việc làm mang tính hình thức.

co nen bo thi giao vien day gioi de giam ap luc va benh thanh tich
GS.TS Nguyễn Ngọc Phú – Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hội khoa học Tâm lý - Giáo dục Việt Nam. Ảnh: NVCC.

Ngay chọn bài để thi cũng là hình thức. Với bài thi này, được hội đồng thi đánh giá cao, đạt giỏi. Nhưng với bài khác, anh có thể không giỏi thì làm thế nào? Ai kiểm soát chỗ này? Lúc đó, không còn cách nào khác phải dựa vào đánh giá của tập thể cùng chuyên môn giảng dạy.

Thực tế cũng đã cho thấy, có rất nhiều giáo viên dạy rất “siêu”, được học trò ca ngợi, phụ huynh kính nể, ngưỡng mộ, nhưng lại không đăng ký dự thi giáo viên dạy giỏi thì trong trường hợp này xử lý thế nào? Đăng ký dự thi hay không là quyền của các giáo viên, không ai bắt ép họ được. Lãnh đạo nhà trường phải biết tôn trọng quyền riêng tư này.

Một điểm nữa cần lưu ý là kinh phí cho các thi này không hề nhỏ. Cả nước có biết bao nhiêu trường. Thi xong trường rồi thi ở cấp Quận, Huyện, Thành phố rất tốn kém.

Ông Nguyễn Ngọc Phú phân tích: "Ở những cuộc thi giáo viên dạy giỏi trước đây, dư luận từ phía giáo viên một số trường cho là hình thức và không thực chất. Vấn đề cần làm là làm sao khích lệ động viên được đội ngũ thầy cô hăng say tự học và rèn luyện tay nghề sư phạm để đào tạo được nhiều học trò giỏi, ngoan, còn tổ chức thi giáo viên dạy giỏi chỉ là một giải pháp có thể tính đến.

Vì thế nếu nói bỏ hẳn cuộc thi này đi, tôi cho rằng cũng chưa hợp lý. Có thể chăng, chỉ tổ chức thi giáo viên dạy giỏi ở một phạm vi, một khu vực nào đó, một cấp nào đó, chẳng hạn ở quận (huyện, thị xã), tỉnh (thành phố)… cho những ai tự nguyện đăng ký thi, không bắt ép ai cả. Còn thúc đẩy động lực nâng cao tay nghề của các giáo viên thì cần có cách khác.

Một giáo viên có thực sự dạy giỏi hay không cần phải có ý kiến nhận xét, đánh giá từ đồng nghiệp về trình độ tri thức thực sự của thầy, cô; đánh giá về năng lực sư phạm thực sự của thầy, cô. Ngoài ra cũng cần phải có cả đánh giá của lãnh đạo nhà trường, của cán bộ giáo viên, công nhân viên trong nhà trường mức độ tín nhiệm của học sinh và phụ huynh với người giáo viên đó nữa.

Liệu ta có thể làm được điều này không, chẳng hạn thành nếp, hàng năm tổ chức đánh giá chất lượng giáo viên theo các tiêu chí: Đồng nghiệp đánh giá trình độ tri thức chuyên ngành, đồng nghiệp đánh giá chất lượng tay nghề, mức độ tín nhiệm của học sinh, mức độ tín nhiệm của phụ huynh, đánh giá của lãnh đạo nhà trường.

Việc tổ chức đánh giá này không tốn kém, có thể chỉ bằng phiếu TRƯNG CẦU Ý KIẾN phát cho các đối tượng. Còn việc tổ chức thi giáo viên dạy giỏi ở cấp trường hàng năm, theo tôi nên bỏ. Có thể tổ chức thi giáo viên giỏi ở các cấp khác, tùy từng điều kiện của các địa phương. Việc tổ chức đánh giá như tôi nói ở trên cần được coi là chính".

Ông Phú cho rằng, kinh phí vốn chi cho thi giáo viên dạy giỏi hàng năm nên dùng vào việc thưởng, mua sắm cơ sở vật chất dạy và học, thêm vào nâng cao đời sống cho giáo viên, vì hiện tại cuộc sống của đội ngũ giáo viên chúng ta nhìn chung đang thấp.

Vấn đề là thi thực chất ra như thế nào? Mối liên hệ giữa giáo viên, phụ huynh và học sinh, chất lượng giáo dục cần phải đẩy mạnh lên. Nếu tổ chức thi giáo viên dạy giỏi theo hình thức còn bất cập như hiện nay thì không nên. Để đánh giá giáo viên dạy giỏi cũng cần thêm tiêu chí về trình độ, kỹ năng sư phạm, về mối liên hệ hợp tác trong đội ngũ giáo viên, quan hệ giữa thầy cô với học trò.

Không nên 'ép' giáo viên thi GV dạy giỏi

Bên cạnh đó, có giáo viên cũng không ngần ngại nói thẳng, nếu thầy cô nào không chịu "tự nguyện" dự thi giáo viên dạy giỏi thì sẽ bị lãnh đạo nhà trường (thường là Hiệu trưởng) trù dập, thậm chí trừ điểm thi đua trong năm học đó.

Chia sẻ về vấn đề này, GS.TS Nguyễn Ngọc Phú bày tỏ: Thái độ của lãnh đạo nhà trường với giáo viên như vậy là điều cần phải phê phán. Nếu có giáo viên không muốn tham gia thì cũng không nên ép buộc. Cái chính là làm sao để đánh giá được chất lượng giáo viên mà phải có ý kiến của người học và của phụ huynh, chứ không đơn thuần chỉ là bài giảng ở trên lớp. Hình thái lúc đó có thể hiểu nôm na là giáo viên đi thi nhưng biết trước đề thi và cứ thế lên để 'diễn', điều này là không khách quan.

"Để đánh giá được chất lượng của giáo viên một cách thực chất, phải có những tiêu chí cụ thể về loại giáo viên, chức vụ mà giáo viên đảm nhiệm trong quy trình giáo dục. Không nên phụ thuộc hoàn toàn vào đánh giá của ban giám khảo không thôi mà bỏ qua ý kiến của học sinh và phụ huynh", Chủ tịch Hội khoa học tâm lý giáo dục Việt Nam cho biết thêm.

co nen bo thi giao vien day gioi de giam ap luc va benh thanh tich Hội cha mẹ học sinh đã 'vô tình' để xảy ra lạm thu do chưa hiểu điều lệ?

Đó là nhận định của lãnh đạo Bộ GD&ĐT về tình trạng lạm thu tiền đầu năm học ở một số cơ sở giáo dục ...

chọn
VIS Rating: Khả năng trả nợ của doanh nghiệp bất động sản vẫn ở mức yếu
Khả năng trả nợ của doanh nghiệp vẫn ở mức yếu ngay cả khi dòng tiền được cải thiện do đòn bẩy cao và nợ đến hạn lớn trong năm 2024.