Ngân hàng Nhà nước đã tiếp nhận 1.300 báo cáo giao dịch đáng ngờ

Ngân hàng Nhà nước đã chuyển giao thông tin liên quan 100 vụ việc cho các cơ quan có thẩm quyền, để xử lí theo quy định pháp luật.

Trong văn bản báo cáo với Quốc hội, Ngân hàng Nhà nước đã tiết lộ 9 tháng đầu năm 2019 đã nhận được đến 1.300  báo cáo giao dịch đáng ngờ. Đồng thời, Ngân hàng Nhà nước đang tích cực chuẩn bị cho đợt đánh giá đa phương của Nhóm Châu Á - Thái Bình Dương về cơ chế phòng, chống rửa tiền, chống tài trợ khủng bố của Việt Nam

Tiếp nhận 1.300 báo cáo giao dịch đáng ngờ

Báo cáo Quốc hội về tỉnh hình đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, phòng, chống rửa tiền, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho biết 9 tháng đầu năm, đã tiếp nhận khoảng 1.300 báo cáo giao dịch đáng ngờ.

Ngân hàng Nhà nước đã chuyển giao thông tin liên quan 100 vụ việc cho các cơ quan có thẩm quyền để xử lí theo quy định pháp luật. 

dnt_16723_vajx

Ngoài ra, NHNN cũng đã nhận được khoảng 200 văn bản đề nghị cung cấp thông tin từ các cơ quan chức năng, trong đó đã xử lí hầu hết các văn bản này. 

Ngân hàng Nhà nước nhận định các thông tin do đơn vị chuyển giao, cung cấp qua công tác phòng, chống rửa tiền đã hỗ trợ hiệu quả cho các cơ quan bảo vệ pháp luật trong việc điều tra, xét xử kịp thời nhiều vụ án lớn trong thời gian qua.

Báo cáo Quốc hội, Ngân hàng Nhà nước cũng cho biết thêm đã và đang tích cực phối hợp với các Bộ, ngành liên quan để chuẩn bị cho đợt đánh giá đa phương của Nhóm Châu Á - Thái Bình Dương về cơ chế phòng, chống rửa tiền, chống tài trợ khủng bố của Việt Nam. Các nội dung như tham mưu Thủ tướng ban hành Kế hoạch hành động giải quyết những rủi ro rửa tiền, tài trợ khủng bố giai đoạn 2019-2020 và Kế hoạch tổng thể cho đánh giá đa phương của Việt Nam về chống rửa tiền, chống tài trợ khủng bố.

Cơ quan này cũng phối hợp với các đơn vị liên quan, hoàn thành báo cáo tuân thủ kĩ thuật (báo cáo TC), báo cáo tính hiệu quả đối với 11 mục tiêu trực tiếp (báo cáo IO), tổ chức làm việc giữa đoàn đánh giá tiền trạm của APG với các Bộ, ngành liên quan về nội dung báo cáo TC. 

"Hiện NHNN đang khẩn trương phối hợp với các Bộ, ngành liên quan để chuẩn bị cho đánh giá đa phương của APG tại Việt Nam vào tháng 11/2019... Đồng thời, nghiên cứu, xây dựng Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 116/2013/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Phòng, chống rửa tiền", Ngân hàng Nhà nước cho biết.

9 tháng đầu năm 2019, Ngân hàng Nhà nước đã thực hiện 1.009 cuộc thanh tra, kiểm tra và ban hành kết luận thanh tra, biên bản kiểm tra đối với 920 cuộc thanh tra, kiểm tra. Từ đó đưa ra 6.603 kiến nghị, yêu cầu các tổ chức tín dụng khắc phục tồn tại, sai phạm, ban hành 150 quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với tổ chức tín dụng và doanh nghiệp, cá nhân với tổng số tiền phạt gần 12,5 tỉ đồng. 

Ngân hàng Nhà nước cho biết sẽ tiếp tục tăng cường hoạt động thanh tra, giám sát, kiểm tra, kiểm soát nội bộ, sử dụng hiệu quả thông tin đánh giá tín nhiệm các tổ chức này. Đồng thời, áp dụng một số biện pháp xử lí đối với tổ chức, cá nhân nhằm kiện toàn tổ chức, ổn định bộ máy hoạt động tại một số tổ chức tín dụng.

53.000 tỉ đổ vào BOT giao thông có thể phát sinh nợ xấu

Ngoài đề cập tình hình đấu tranh phòng chống rửa tiền, báo cáo Quốc hội, Ngân hàng Nhà nước cho biết tính đến ngày 30/9, tín dụng tăng 9,4% so với cuối năm 2018. 

Cơ cấu tín dụng tiếp tục có sự điều chỉnh tích cực, trong đó tín dụng tập trung vào lĩnh vực sản xuất kinh doanh, lĩnh vực ưu tiên. Tín dụng đối với lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro được kiểm soát chặt chẽ. Tín dụng ngoại tệ được kiểm soát phù hợp với lộ trình hạn chế đô la hóa trong nền kinh tế.

bot-15599579210711651292263

Khoảng 53.000 tỉ đồng rót vào BOT có nguy cơ phát sinh nợ xấu. (Ảnh: Tuổi Trẻ).

Đặc biệt, trong báo cáo này, Ngân hàng Nhà nước cho biết tính đến tháng 9, tín dụng các dự án BOT, BT giao thông tăng 1,85%, chiếm 1,4% tổng dư nợ cho vay.

"Hiện nay, có nhiều dự án BOT, BT giao thông đã hoàn thành, đi vào khai thác có doanh thu không đạt như phương án tài chính ban đầu, với dư nợ khoảng 53.000 tỉ đồng có nguy cơ phải cơ cấu nợ, phát sinh nợ xấu cho các ngân hàng thương mại", Thống đốc Lê Minh Hưng cho biết.

Nhằm tạo điều kiện triển khai có hiệu quả hoạt động cho vay đối với các dự án giao thông theo hình thức BOT, phục vụ phát triển kinh tế, NHNN đề xuất Chính phủ chỉ đạo các Bộ ngành liên quan phối hợp chặt chẽ và tham gia hỗ trợ tích cực với ngành ngân hàng.

Theo đó, các biện pháp trọng tâm cần thực hiện là hoàn thiện cơ chế, chính sách để huy động nguồn lực phát triển hạ tầng giao thông, tiếp tục thực hiện các giải pháp nhằm huy động các nguồn vốn có tính chất dài hạn phù hợp với nhu cầu vốn dài hạn của các dự án, tập trung xử lí các vướng mắc liên quan đến thu phí và triển khai thu phí tự động không dừng.

chọn
'Quy hoạch NOXH ở những khu vực quá xa trung tâm như Củ Chi là không khả thi'
Theo đại diện Ban Quản lý các Khu chế xuất và công nghiệp TP HCM, so với các dự án nhà ở thông thường, việc xây dựng NOXH phức tạp hơn. Chẳng hạn như việc chọn địa điểm xây dựng, nếu NOXH được quy hoạch ở những khu vực quá xa trung tâm như Củ Chi thì sẽ không khả thi do di chuyển hàng ngày bất tiện.